Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn:

Một phần của tài liệu Các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn như thế nào? (Trang 28 - 30)

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn:

Một nền kinh tế thuần nông không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho một hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung. Với nước ta là một nước nông nghiệp, với điều kiện canh tác lạc hậu, ruộng đất bình quân đàu người thấp (0,1ha/người), lại bị lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nhiều vùng liên tiếp bị lũ lụt như các tỉnh miềng trung và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long vừa qua và hiện vẫn đang gánh chịu, có tỉnh nhiều năm bị thiên tai và mất mùa đói kém liên tiếp. Như vậy nếu chỉ sản xuất thuần nông thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro và khó tránh khỏi tình trạng nghèo

đói. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn là một biện pháp quan trọng hàng đầu vừa có tính cấp bách để xoá đói giảm nghèo và mang chiến lược cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, góp phần thức hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chúng ta cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

1.1. Thực hiện kiên quyết việc chuyển đổi nền kinh tế nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo. Trước hết chúng ta giúp từng hộ, từng xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách phù hợp, đồng thời mở rộng phát triển các loại cây tròng khác như cây ăn quả, và cây công nghiệp thích ứng với thời tiết, khí hậu đất đai và thị trường. Như vậy chúng ta tránh được rủi ro mất mùa hàng loạt.

1.2. Chúng ta đặc biệt lưu ý đến phát triển mô hình VAC hoặc mô hình trang trại nhỏ, đây là 2 mô hình khá phổ biến ở các khu vực nông thôn miền núi và trung du hiện nay., kết hợp với việc giải quyết tận gốc những nguyên nhân: thiếu vốn, thiếu kiến thức, mất trật tự an ninh trong địa bàn sinh sống và cư trú.

1.3. Phát triển thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với 3 mô hình: - Những hộ có điều kiện chuyển hoàn toàn thành gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề khi hết thời vụ.

- Hộ thường xuyên có lao động làm nông nghiệp và lao động làm nghề.

1.4. Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ gắn với đô thị hóa nông thôn:

Nước ta hiện nay nhiều sản phẩm, tiêu dùng hoặc xuất khẩu chưa được chế biến hoặc chỉ dừng lại ở sơ chế. Nhưng để có thể đứa các loại nông sản vào chế biến thì trước hết chúng ta phải tìm được nguồn đầu tư vào việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị. Như vậy thì khá tốn kém và phức tạp.

Trong nền kinh tế hàng hóa chất lượng hàng tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao, như vậy chúng ta phải tổ chức và đầu tư kết hợp các loại quy mô nhỏ

và vừa, công nghệ phù hợp với tập quán truyền thống. Ở nước ta có các loại nông sản có thể đưa vào chế biến như lương thực, rau quả, gia cầm, gia súc đảm bảo nhu cầu trong nước có chất lượng, đặc biệt khi trái vụ. Mở rộng các dịch vụ cung ứng vật tư về kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiêu thụ sẩn phẩm, đây là vấn đề thiết thực cho phát triển kinh tế nông thôn và xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn như thế nào? (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w