Thực trạng và Giải pháp, bài học:

Một phần của tài liệu Quan điểm chính trị, xã hội trong triết học Nho Gia và vai trò của nó đến xã hội Việt Nam hiện tại.” (Trang 28 - 30)

3. Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam:

3.3.3Thực trạng và Giải pháp, bài học:

Hiện nay trong xã hội ta đang diễn ra xu thế chủ đạo là phê phán, bác bỏ những cái gì lỗi thời, cực đoan. Đối với nhiều người, Nho giáo là thứ cổ hủ lạc hậu không phù hợp với hiện tại. Nho giáo được coi như một tàn tích của chế độ phong kiến cũ. Nhưng như đã trình bày, Nho giáo vẫn còn nhiều ảnh hưởng, trong đó có rất nhiều điểm tích cực đối với xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cái quan trọng là phải biết phát huy những giá trị tốt đẹp của Nho giáo

Ngày nay cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mọi mặt đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta lại thường xuyên đụng đến những vấn đề Nho giáo. Nho giáo tuy không còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống như trước nhưng nó vẫn còn hiện diện bám sát chúng ta và tiếp tục đem lại cho chúng ta nhiều bài học cả chính diện và phản diện. Chúng ta cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của Nho giáo để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục… trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Lenin từng nói: “học, học nữa, học mãi” để chỉ sự không ngừng nghỉ của tiếp thu kiến thức. Sách Luận ngữ cũng từng viết: biển học là mênh mông, những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ. Vì vậy học sinh, sinh viên cần tích cực tìm hiểu Nho giáo nói riêng và các tư tưởng triết học nói chung, để tìm những điều hay, phù hợp với thực tại để áp dụng trong cuộc sống, như Bác từng kế thừa tư tưởng tốt đẹp của Nho giáo vậy. Sinh viên học cái mới không có nghĩa quên cái cũ, mà phải kế thừa cái cũ, làm cơ sở cho cái mới của mình.

KẾT LUẬN

Tóm lại, tư tưởng Nho giáo có nhiều điểm tích cực và tiêu cực, nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó vẫn đang tồn tại, ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Đây là một tư tưởng triết học lớn, vì vậy vẫn cần phải nghiên cứu thêm nữa để hiểu rõ hơn tầm ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng này.

Mặc dù bị hạn chế do lịch sử, song một số tư tưởng cũng như biện pháp mà Nho giáo đề ra cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cũng giống như Nho giáo, hiện nay chúng ta đã và đang ra sức phấn đấu cho một thế giới hoà bình, cho sự bình đẳng của mọi dân tộc trên toàn thế giới. Vì vậy, chúng ta cần ngăn chặn được các tệ nạn xã hội, mọi thảm hoạ chiến tranh, chống lại được nạn khủng bố trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, kế thừa các tư tưởng nhân văn trong ứng xử và giao tiếp của Nho giáo là một việc làm hết sức cần thiết. Có vậy, ta như hiểu thêm về một phần nguồn gốc suy nghĩ của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại cương triết học Việt Nam - PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu - Nhà xuất bản Thuận Hóa

2. Nho giáo Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

3. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

4. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại - Trần Đình Hượu - Nhà xuất bản giáo dục.

5. Tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo và vai trò – Nhà xuất bản chính trị quốc gia

6. Tiểu luận triết học: Nho giáo và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam 7. Tạp chí triết học 15/1/08

Một phần của tài liệu Quan điểm chính trị, xã hội trong triết học Nho Gia và vai trò của nó đến xã hội Việt Nam hiện tại.” (Trang 28 - 30)