Ảnh hưởng Tích cực:

Một phần của tài liệu Quan điểm chính trị, xã hội trong triết học Nho Gia và vai trò của nó đến xã hội Việt Nam hiện tại.” (Trang 26 - 28)

3. Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam:

3.3.2Ảnh hưởng Tích cực:

Tuy có nhiều hạn chế, nhưng chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế khách quan là Nho giáo vẫn có những mặt tích cực. Bằng chứng là nó tồn tại rất lâu cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, không một học thuyết triết học nào trên thế giới, dù rất tiến bộ, có thể bảo tồn nguyên mọi giá trị mà không chịu một sự phủ định nào. Như vậy, Nho giáo bị phủ nhận trong xã hội hiện tại là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta vẫn cần khai thác và phát huy những mặc tích cực của Nho giáo, nối tiếp truyền thống để góp phần đưa đất nước đi lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy tinh hoa truyền thống tư tưởng dân tộc, trong đó có cả Nho giáo. Đó là sự phát huy tư tưởng trong Tam cưong, Ngũ thường và Ngũ luận.

Trong ngũ luận, Nho giáo đưa ra khái niệm “Trung” và “Hiếu”. Trung với vua, Hiếu với phụ mẫu, đó là đạo dực của bề tôi, của phận làm con. Con người đề cao “Trung”, “Hiếu” cũng có nghĩa đề cao mối quan hệ gia đình và xã hội. “Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia” (gốc thiên hạ tại nước, gốc của nước tại gia – Mạnh Tử) Đó chính là mối quan hệ mật thiết

giữa “tề gia” và “trị quốc”, gia đình trở thành tế bào của xã hội, là cơ sở quan trọng để tạo lập kỉ cương và ổn định xã hội. Hiện nay, tư tưởng này vẫn còn nguyên giá trị. “Trung với nước, Hiếu với dân” cũng là được suy rộng từ tư tưởng này, sao cho phù hợp với thời đại.

Nho giáo đề cao chữ “Lễ”, có nghĩa đề cao tôn ty trật tự, kỷ cương phép tắc và chuẩn mực trong phong kiến. Trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại những tệ nạn, tiêu cực, thoái hóa biến chất. Người dưới không kính trọng người trên, thế hệ sau không biết ơn thế hệ trước. Tình trạng này khiến “Tiên học lễ, hậu học văn” trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Dòng chữ ấy vẫn xuất hiện trên các bục giảng trường học cho đến tận hôm nay.

“Tu thân” tức là tự rèn luyện, đề cao đạo đức. Nho giáo khẳng định lý tưởng hay hoài bão suốt đời của quân tử “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, Nhưng lại đưa “tu thân” lên đầu. Đây là giá trị tốt đẹp của Nho giáo, ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện đạo đức của mỗi người.

Sách luận ngữ viết: “Dân vi bang bản, bản cố bang minh”. Tư tưởng trọng dân trong đạo Nho luôn được Bác và những vị lãnh tụ đặt lên hang đầu. “thuyền là vua, nước là dân, nước có thể đẩy thuyền mà nước cũng có thể lật thuyền” (Nguyễn Trãi). Hồ Chí Minh từng nói:

Gốc có vững thì cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân

Nho giáo đặc biệt đề cao đạo đức, xem đạo đức là gốc con người. Năm phẩm chất của người quân tử(ngũ thường) nay trở thành “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” của người Đảng viên.

Bên cạnh đó, Nho giáo rất đề cao giáo dục, với mục đích tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Điều này có lẽ tạo nên truyền thống hiếu học của nhân dân ta, và tồn tại cho đến tận ngày nay. Đối với mỗi bậc cha mẹ, việc giáo dục con cái trở thành điều tối quan trọng. Đối với thế hệ trẻ, học tập là ưu tiên số

một. Học để làm việc, để cống hiến cho đất nước, tất cả đều ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo khi xưa.

Một phần của tài liệu Quan điểm chính trị, xã hội trong triết học Nho Gia và vai trò của nó đến xã hội Việt Nam hiện tại.” (Trang 26 - 28)