Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh lý học cho thấy:
Nếu 2 điểm ảnh của vật đồng thời rơi vào 1 tế bào cảm thụ màu sắc hình nón thì trung tâm thần kinh thị giác khơng thể nhận được sự tồn tại của 2 điểm vật. Do đó muốn nhìn rõ 2 điểm vật thì ít nhất điểm ảnh tương ứng của chúng phải rơi
vào 2 tế bào hình nón kề nhau. Vì vậy lực phân biệt của mắt được biểu thị bằng góc trương đường kinh tế bào hình nón, được tính theo cơng thức:
0,0035
ỗ" = p" = 45''
16
Đây là loại lực phân biệt đối với dạng điểm và được gọi là lực phân biệt loại 1 của mắt.
Nếu nhìn 2 đường thẳng song song sẽ có nhiều tế bào hình nón tham gia vào việc thu nhận hình ảnh bởi vì các tế bào này sắp xếp so le với nhau trên võng mạc. Do đó lực phân biệt của mắt sẽ cao hơn khi nhìn vật thể dạng điểm. Kết quả thực nghiệm cho thấy lực phân biệt của mắt đối với vật thể dạng đường thẳng khoảng 20'' (S = 20''). Lực phân biệt này gọi là lực phân biệt loại 2.
Khi độ chiếu sáng tăng lên lỗ đồng tử sẽ thu nhỏ lại và lực phân biệt của mắt sẽ tăng lên. Bằng thực nghiệm cũng cho thấy: nếu vật thể được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn màu thì cường độ ánh sáng lớn hơn từ 2 đến 4 lần ánh sáng thường khi đó lực phân biệt của mắt sẽ đạt giá trị cao nhất.
Từ các thí nghiệm cũng cho thấy một mắt khơng có khả năng phân biệt tính khơng gian của vật thể. Khi nhìn vật thể bằng 2 mắt ta dễ dàng nhận ra tính khơng gian ba chiều của vật thể. Khả năng này đã trở thành bản năng của mắt người.
4.1.3. Khả năng nhìn của 2 mắt