5.2.3 .Tốc độ phát triển
8.1.2 Thống kê kết cấu lao động
Kết cấu lao động được thể hiện bằng tỷ trọng lao động loại j so với tổng số lao động của
đơn vị, doanh nghiệp. Cơ sở để thống kê kết cấu lao động dựa vào phân loại lao động.
Trong đó: Tj – Số lao động loại j
gj – Tỷ trọng lao động loại j
S Tj – Tổng số lao động của đơn vị, doanh nghiệp
Khi thống kê kết cấu lao động theo thời gian, cần phải chú ý sự thay đổi kết cấu lao động trực tiếp và gián tiếp. Số lao động sử dụng để thống kê kết cấu có thể là số lao động thời điểm, cũng có thể là số lao động bình qn. Nghiên cứu kết cấu lao động sẽ cho thấy loại lao động cần bổ sung hoặc giảm bớt. Ngồi ra cịn được sử dụng để đánh giá chất lượng lao động.
Khi thống kê kết cấu lao động có thể phân theo các loại sau:
- Theo chức năng có
+ Lao động trực tiếp: là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh (lao động công nghệ, lao động bổ trợ)
+ Lao động gián tiếp: là những lao động thuộc cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành phục vụ.
- Theo giới tính nhằm đánh giá năng lực xét từ nguồn nhân lực để phục vụ cho việc đào tạo
và bố trí lao động phù hợp với đặc điểm của từng giới.
- Theo độ tuổi: để đánh giá năng lực sản xuất xét từ nguồn nhân lực phục vụ cho đào tạo.
Trong thực tế thường kết hợp phân theo giới tính và độ tuổi.
- Theo dân tộc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá việc thực hiện các chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước.
- Theo trình độ văn hố (thể hiện ở trình độ biết chữ, học thức) nhằm nghiên cứu năng lực
sản xuất kinh doanh.
- Theo trình độ chun mơn nhằm nghiên cứu chất lượng lao động, nghiên cứu ảnh hưởng
của chuyên môn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động.
- Theo thâm niên công tác hoặc thâm niên nghề nghiệp cho phép đánh giá độ ổn định của
lao động, đánh giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.