Lý thuyết về giới

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH GIÁM ĐỐC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. (Trang 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Lý thuyết về giới

2.1.1. Giới tính, giới và vai trị giới

Giới là một khái niệm xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh vào cuối những năm 60 và xuất hiện ở nước ta vào

những năm 80 của hế kỷ XX. Cho đến nay, thuật ngữ giới đã được sử dụng rất nhiều vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm “giới” và “giới tính”, và họ thường đánh đồng những khác biệt giữa nam và nữ về vai trò giới (do học mà có) với những khác biệt về mặt sinh học (do di truyền mà có). Đây là hai khái niệm tồn tại mối liên quan chặt chẽ những lại có bản chất khác nhau. Bản thân sự xuất hiện khái niệm giới nhằm làm rõ sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trên hai khía cạnh: sinh học (giới tính) và xã hội (giới)

“Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt sinh học. Giới chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt xã hội. Giới nói đến các quan niệm, thái độ, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể” (Mai Huy Bích, 2009, tr 18)

Luật Bình đẳng giới (2007) định nghĩa “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.

Trần Thị Quế (1999, tr 16) đã viết rằng “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội ”.

Từ các khái niệm ở trên, có thể thấy rằng, khái niệm “giới tính” và “giới” đều chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt đáng kể. “Giới tính” chỉ các đặc điểm mang tính sinh học, mang tính bẩm sinh, khi sinh ra đã có của nam giới và nữ giới, ngồi ra giới tính cịn mang tính đồng nhất, tính bất biến khơng thay đổi theo khơng gian và thời gian. Đặc trưng này không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Trong khi đó, “giới” chỉ các đặc điểm mang tính xã hội. Giới được hình thành do dạy và học mà có, giới được hình thành do được dạy và được học từ Nhà trường, từ gia đình, từ xã hội; giới có tính đa dạng, mỗi vùng, mỗi nước,

mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại khác nhau; giới có thể thay đổi được theo thời gian, khơng gian và nó chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị.

Như vậy, với khái niệm giới được tiếp cận, có thể thấy rằng khái niệm về giới gắn chặt với một phạm trù, đó là vai trị giới.

Vai trò giới là các chức năng, trách nhiệm của nam giới và nữ giới theo quan niệm của xã hội, của cộng đồng

(Nguyễn Thị Thuận, 2008). Như vậy, vai trị giới là những cơng việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông đợi ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ theo quy định của từng nền văn hóa cụ thể. Vai trị giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó. Theo đó, vai trị giới được phân loại như sau:

Vai trị sản xuất: Là những cơng việc nhằm tạo ra thu nhập, nó có thể được tạo ra bởi cả nữ giới hoặc nam giới. Chúng bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ để trao đổi mua bán, hoặc sản xuất đơn giản chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Về phương diện lý thuyết thì cả nam giới và phụ nữ đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất này, tuy nhiên, trong vai trò sản xuất, quan niệm xã hội thường coi trọng công việc của nam giới hơn công việc của phụ nữ. Hay nói cách khác, do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của nam giới và phụ nữ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được đánh giá và nhìn nhận như nhau. Ngồi ra, thực tế cho thấy trong vai trò sản xuất, cơ hội và điều kiện thăng tiến của phụ nữ hầu như bao giờ cũng kém hơn của nam giới.

Vai trị tái sản xuất sức lao động: Là những cơng việc đóng vai trị sinh sản và ni dưỡng. Nó bao gồm việc sinh con, nuôi con và làm những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái tạo lại sức lao động. Khái niệm tái tạo sức lao động ở đây bao gồm cả việc chăm lo và duy trì lực lượng lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai. Những hoạt động này là vô cùng cần thiết đối với cuộc sống, đảm bảo sự duy trì và phát triển dân số và lực lượng lao động. Nó yêu cầu khá nhiều thời gian nhưng lại khơng tạo ra thu nhập, vì vậy mà các nhà kinh tế ít khi coi nó là cơng việc thực sự và gần như không đưa giá trị của những cơng việc này vào tính tốn. Tầm quan trọng của những cơng việc liên quan đến vai trò tái sản xuất là rất lớn nhưng lại không được xã hội coi trọng và đánh giá cao, trong khi những công việc này hầu như đều do phụ nữ và các bé gái đảm nhận. Tính chất và mức độ tham gia của nam giới và nữ giới trong các cơng việc có liên quan đến vai trò tái sản xuất có sự chênh lệch lớn. Nam giớithường cho rằng họ chỉ trợ giúp phụ nữ làm việc nhà và đó khơng phải là trách nhiệm của họ.

Vai trò cộng đồng: Bao gồm vai trò tham gia cộng đồng và vai trò lãnh đạo cộng đồng. Vai trò tham gia cộng đồng bao gồm các hoạt động như chăm sóc sức khỏe và giáo dục, giữ gìn vệ sinh mơi trường, …Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa tinh thần của cộng đồng. Đơi khi nó địi hỏi sự tham gia một cách tình nguyện, tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. Vai trò lãnh đạo cộng đồng bao gồm các hoạt động mang tính lãnh đạo ở các cộng đồng. Ví dụ: mọi người có thể tham gia tổ chức, quản lý người dân tại nơi mình sinh sống để tiến hành các hoạt động chung như đánh giá tiêu chí gia đình văn hóa, hỗ trợ đồng bào lũ lụt, xây dựng mơi trường văn hóa văn minh, … Xuất phát từ định kiến về giới cho rằng phụ nữ chủ yếu chịu trách nhiệm các cơng việc gia đình nên phần lớn các cơng việc lãnh đạo cộng đồng thường do nam giới đảm nhận.

Trên phương diện lý thuyết, cả nam giới và nữ giới đều có thể tham gia vào cả ba vai trò trên, nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi, với vai trò tái sản xuất sức lao động, phụ nữ hầu như phải đảm nhận phần lớn hơn (nguyên nhân xuất phát từ cả hai mặt là khía cạnh sinh học và khía cạnh xã hội), đồng thời phụ nữ cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động trong vai trị sản xuất để kiếm thu nhập. Gánh nặng cơng việc gia đình của phụ nữ đã khiến cho phụ nữ không thể tham gia một cách thường xuyên và tích cực vào các hoạt động cộng đồng, vì thế nam giới sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhiều thời gian và sức lực hơn để đảm nhận các vai trò cộng đồng (Đặng Thị Lan Anh và cộng sự, 2015). Cụ thể hơn, đối với các doanh nhân nữ, đã số trong số họ đều cho rằng gánh nặng cơng việc gia đình là một trở ngaị cho việc vận hành và mở rộng doanh nghiệp mà họ làm chủ. Và nhiều doanh nhân nữ mặc dù đã làm khá tốt trong việc cân bằng giữa gia đình và cơng việc, nhưng họ vẫn muốn được giảm bớt cơng việc gia đình để họ có thể tập trung và dành nhiều thời gian cũng như sức lực cho cơng việc kinh doanh của mình (VCCI, 2010). Có thể thấy rằng, chính những nhận định cũng như kỳ vọng của xã hội đối với nữ giới đã tạo ra những sự không tương xứng về giới ở những mức độ khác nhau, điều này địi hỏi cần phải có sự can thiệp để đảm bảo được mục tiêu bình đẳng giới.

2.1.2. Sự khác biệt về giới trong phong cách lãnh đạo

Nam giới và phụ nữ khác nhau về tâm lý trong cách họ hành động, từ phong cách giao tiếp đến cách họ cố gắng gây ảnh hưởng đến người khác. Những khác biệt về giới trong phong cách giao tiếp và chiến thuật gây ảnh hưởng này tạo nên sự khác biệt về giới trong phong cách lãnh đạo của nam giới và phụ nữ.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về giới trong phong cách giao tiếp và các chiến thuật ảnh hưởng đã tạo ra các định kiến về giới ảnh hưởng đến hành vi của cả nam và nữ. Một số định kiến này thậm chí cịn có tác động tiêu cực đến hành vi và nhận thức của phụ nữ về phụ nữ với tư cách là nhân viên, người quản lý và lãnh đạo tại nơi làm việc.

Sự khác biệt về giới trong phong cách giao tiếp

Sự khác biệt lớn nhất giữa nam giới và phụ nữ về phong cách giao tiếp của họ bắt nguồn từ việc đàn ơng và phụ nữ nhìn nhận mục đích của các cuộc trò chuyện khác nhau. Các tài liệu nghiên cứu tâm lý học về sự khác biệt giới tính đã chỉ ra rằng trong khi phụ nữ sử dụng giao tiếp như một công cụ để tăng cường kết nối xã hội và tạo mối quan hệ thì nam giới sử dụng ngôn ngữ để chiếm ưu thế và đạt được kết quả hữu hình (Wood, 1996; Mason, 1994). Nam giới và phụ nữ cũng khác nhau trong quan hệ của họ đối với những người khác trong xã hội: trong khi phụ nữ cố gắng trở nên thân thiện hơn trong tương tác với người khác, thì nam giới coi trọng sự độc lập của họ (Eagly, 1987). Mặt khác, các tác phẩm nổi tiếng của John Grey cho thấy rằng trong khi đàn ông coi những cuộc đối đầu là một cách để thiết lập và duy trì địa vị và sự thống trị trong các mối quan hệ, thì phụ nữ xem mục đích của trị chuyện là tạo ra và thúc đẩy mối quan hệ mật thiết với bên kia. bằng cách nói về những vấn đề mang tính thời sự và những vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt (Gray, 1992).

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt trong phong cách giao tiếp giữa nam và nữ. Nhìn chung, phụ nữ được mong đợi sử dụng giao tiếp để tăng cường kết nối xã hội và các mối quan hệ, trong khi nam giới sử dụng ngôn ngữ để nâng cao vị thế xã hội (Wood, 1996). Mặt khác, nam giới được coi là có nhiều khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề hơn phụ nữ để tránh những cuộc thảo luận dường như không cần thiết về các vấn đề giữa các cá nhân (Baslow & Rubenfield, 2003). Nghiên cứu về sự khác biệt giới trong các phong cách giao tiếp đã đưa ra kết luận rằng nam giới có xu hướng tự quyết đốn và xem các cuộc trị chuyện như một phương tiện để đạt được kết quả hữu hình, chẳng hạn như giành được quyền lực hoặc sự thống trị (Wood, 1996), còn phụ nữ coi trọng sự hợp tác, định hướng “liên quan đến mối quan tâm với người khác, vị tha và mong muốn được hòa hợp với người khác” (Mason, 1994).

Sự khác biệt về giới trong chiến thuật gây ảnh hưởng

Nam giới và phụ nữ không chỉ khác nhau về cách họ giao tiếp với nhau mà còn ở cách họ cố gắng ảnh hưởng lẫn nhau. Ảnh hưởng là khả năng của nhà lãnh đạo để thúc đẩy và tác động đến những người theo họ để thay đổi hành vi, niềm tin và thái độ của họ. Đó là lý do tại sao chiến thuật gây ảnh hưởng là một trong những cách phổbiến nhất để đo lường hiệu quả của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, các chiến thuật gây ảnh hưởng này khác nhau giữa các cá nhân về mức độ hiệu quả của chúng, cũng như giữa các giới.

Barbuto, Scholl, Hickox và Boulmetis (2001) chia chiến thuật gây ảnh hưởng thành hai nhóm: chiến thuật gây ảnh hưởng "mềm" và chiến thuật gây ảnh hưởng "cứng" liên quan đến mức độ phản kháng của người bị ảnh hưởng. Trong khi các chiến thuật “cứng” (bao gồm hợp pháp hóa, trao đổi, gây áp lực và liên minh) có đặc điểm là mạnh mẽ hơn và khó cưỡng lại, thì các chiến thuật “mềm” (bao gồm tính hợp lý, lời kêu gọi đầy cảm hứng, tham khảo ý kiến, sự hấp dẫn và lời kêu gọi cá nhân) dựa trên mối quan hệ giữa các cá nhân. Trong nghiên cứu của mình, Lamude (1993) đã phát hiện ra rằng các giám sát viên nam có xu hướng sử dụng các chiến thuật mềm với các nhà quản lý nam và các chiến thuật cứng hơn với các nhà quản lý nữ. Điều này ngụ ý rằng các nhà quản lý nam dựa vào cảm xúc và mối quan hệ giữa các cá nhân để ảnh hưởng đến những người đàn ông khác, nhưng dựa nhiều hơn vào các chiến thuật gây ảnh hưởng dựa trên sự đe dọa để ảnh hưởng đến các thành viên khác giới. Lamude (1993) cũng phát hiện ra rằng các nữ giám sát viên, mặt khác, sử dụng các chiến thuật ảnh hưởng mềm với cả nam và nữ quản lý, đây là đại diện cho phong cách giao tiếp thân mật của nữ giới và giá trị cao mà họ đặt ra đối với các mối quan hệ giữa các cá nhân tại nơi làm việc.

Mặc dù các chiến thuật gây ảnh hưởng có thể thay đổi theo từng tình huống, nhưng những nhà lý thuyết này tin rằng nhìn chung các nhà quản lý nam thường quyết đốn và có thẩm quyền hơn khi cố gắng gây ảnh hưởng đến người khác, trong khi phụ nữ có xu hướng gây ảnh hưởng bằng cách tư vấn và truyền cảm hứng. Nhiều kết luận cũng đã được rút ra khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa giới tính của người có ảnh hưởng và giới tính của người mà họ đang cố gắng gây ảnh hưởng. Khi cố gắng gây ảnh hưởng đến ai đó cùng giới tính, các nhà lãnh đạo có xu hướng sử dụng các chiến thuật gây ảnh hưởng “nhẹ nhàng hơn”; ngược lại, các nhà lãnh đạo được biết là sử dụng các chiến thuật gây ảnh hưởng “khó hơn” khi họ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến người khác giới. Nhìn chung, những khác biệt về giới này trong các chiến thuật tạo ảnh hưởng giúp giải thích tại sao lại tồn tại sự khác biệt về giới trong phong cách lãnh đạo, vì khả năng gây ảnh hưởng đến những người mà mình quản lý là mục tiêu chính của bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Những khác biệt tâm lý về giới trong phong cách giao tiếp và chiến thuật gây ảnh hưởng này đã tạo ra một tập hợp các khuôn mẫu quy định những gì được mong đợi từ nam giới và phụ nữ tại nơi làm việc.

Định kiến về giới tính

Những khác biệt tâm lý về giới trong phong cách giao tiếp và chiến thuật gây ảnh hưởng này tạo ra những vai trị khn mẫu cho nam giới và phụ nữ tại nơi làm việc, cung cấp một loạt các kỳ vọng đối với những gì được mong đợi ở phụ nữ, thường đặt phụ nữ vào thế bất lợi, cịn có thể hiểu là định kiến giới. Theo Điều 5 Luật Bình đẳng giới : “Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trị và năng lực của nam hoặc nữ”. Những định kiến này được tạo ra bởi môi trường xung quanh của một người: gia đình, bạn bè, trường học và các phương tiện truyền thông, đều là những yếu tố tác động đến các cá nhân để tuân theo định kiến của những người xung quanh họ, khiến họ cố gắng đạt được sự nhất quán giữa giới tính sinh học và những gì được mong đợi ở họ. Nó có khả năng ảnh hưởng đến hành vi và đặc điểm của một cá nhân khi trưởng thành, bao gồm cả phong cách lãnh đạo và giao tiếp giữa các cá nhân với nhau (Eagly, Johnson-Schmidt, & Van Engen, 2003). Các vai trị giới tính

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH GIÁM ĐỐC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w