tồn bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở về xây dựng nông thôn mới
Đây là giải pháp hết sức quan trọng đối với công cuộc đổi mới, đối với sự phát triển của cách mạng nước ta, không chỉ nhằm giải quyết những việc bức xúc hiện nay mà còn tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của chế độ XHCN ở nước ta trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng NTM theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa IX) đã bàn và quyết định nhiều vấn đề, trong đó lưu ý đặc biệt tới vấn đề phát triển nông thôn. Các NQ của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa IX) đã đề cập khơng chỉ vấn đề hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn mà còn là phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến NQ của Đảng vào trong xã hội cần làm cho đông đảo cán bộ, đảng viên, nhất là trong các tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn thấm nhuần sâu sắc những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nơng thơn vững mạnh, đáp ứng u cầu, địi hỏi của việc xây dựng NTM hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, trong nhiều trường hợp, những khó khăn, vướng mắc trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng NTM ở các địa phương, cơ sở lại xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của chính cơ sở về vai trị, trách nhiệm của hệ thống chính trị cấp xã cùng các bộ phận cấu thành cũng như vị trí, vai trị của việc xây dựng NTM ở các địa phương. Các khuynh hướng coi nhẹ cơ sở, ỷ lại vào cấp trên; hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cơ sở sẽ dẫn tới những hiện tượng dân chủ quá trớn, vi phạm kỷ cương, phép nước; hoặc coi việc xây dựng NTM chỉ là một cuộc vận động mang tính hình thức, khơng có tính khả thi… đều là những minh chứng về sự hạn chế trong nhận thức của nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như một bộ phận quần chúng nhân dân.
Thực tiễn đó địi hỏi phải nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và tồn thể nhân dân về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM. Cần thấy rằng, xây dựng NTM là một cuộc vận động xã hội sâu sắc nhằm cải biến toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng… Mục tiêu mà chương trình xây dựng NTM hướng đến chính là vì con người. Vì vậy, việc xây dựng NTM khơng phải là trách nhiệm của một cơ quan, một tổ chức hay một bộ phận cá nhân riêng lẻ nào đó. Nó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, của cả hệ thống chính trị. Trong khối lực lượng đơng đảo đó cần thấy được vai trị định hướng của Đảng, tổ chức quản lý của chính quyền, tuyên truyền vận động của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng NTM. Chỉ có trên cơ sở định hướng, tổ chức triển khai thực hiện và đơn đốc kiểm tra của tồn bộ hệ thống chính trị cơ sở ở các địa phương mới có thể tạo ra được sự đồng thuận, chung tay góp sức của tồn thể xã hội đối với việc xây dựng NTM.
Việc nâng cao nhận thức của tồn Đảng, tồn dân về vị trí, vai trị của chương trình xây dựng NTM sẽ giúp người dân hiểu rõ vị trí, vai trò, trách
nhiệm của Đảng bộ xã, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cũng như các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, góp phần tăng cường sự ổn định chính trị, xã hội ở nơng thơn; tạo được niềm tin của toàn thể quần chúng đối với sự thành công của việc xây dựng nông thôn mới ở một địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung; đồng thời giúp mỗi người dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng NTM, đối với công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức rõ vị trí, vai trị của hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng giúp mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ vai trị, trách nhiệm của mình với tư cách là những người được nhân dân tin tưởng, ủy quyền trong thực thi quyền lực, chăm lo đời sống cho nhân dân và trách nhiệm của họ chính là làm trịn nghĩa vụ với hai tư cách là công dân và người được ủy quyền. Để làm được nghĩa vụ đó cần quán triệt đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là đối với đội ngũ cán bộ đảng viên ở nông thơn; những nhận thức mới đó cần phải được thể hiện trong nội dung, chương trình giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các trường lý luận - chính trị tại địa phương; tiến hành phổ biến sâu rộng và thường xuyên kết quả những nghiên cứu mới nhất về hệ thống chính trị cấp cơ sở, nhất là vai trị của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trình độ nhận thức của tồn xã hội; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng NTM đến tồn dân, góp phần giáo dục văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật cho nhân dân.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn chú trọng giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn; coi đó là cơ sở,
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường tiềm lực xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững mạnh. Nếu như Văn kiện các Ðại hội lần thứ VII, VIII, IX của Ðảng mới chỉ từng bước xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển tồn diện kinh tế nơng thơn, nơng nghiệp, thì Văn kiện Đại hội X, XI, nhất là Đại hội XII đã dần xác định rõ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội hàm của việc xây dựng nơng thơn mới. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới để các địa phương phấn đấu thực hiện. Từ năm 2011 phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được các tổ chức, cá nhân trên khắp mọi miền đất nước tích cực hưởng ứng, tham gia. Qua đó, hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng quê; điều kiện sống của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng lên cả về vật chất và tinh thần; sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng, có nhiều chuyển biến, thu nhập của người dân ở nơng thơn được tăng lên. Tính đến hết tháng 11- 2015, cả nước đã có 14,5% xã được cơng nhận đạt chuẩn nơng thơn mới, mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010).
Qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, trên địa bàn Trà Vinh, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư, vận động xây dựng ngày càng nhiều; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Hiện tại, tồn tỉnh đã có 20 xã đạt 19/19 tiêu chí nơng thơn mới, chiếm 23,5%; có 107/680 ấp nơng thơn mới, chiếm 17,7%; 108.651 hộ nông thôn mới, chiếm 49,2% (so với tổng số hộ phát động: 220.933 hộ); thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 24,06 triệu đồng/năm, tăng 4,59 triệu đồng/người/năm so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 7,66% (giảm 12,4% so với năm 2010).
Những năm qua, cùng với đẩy mạnh công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh Trà Vinh đã quán triệt và triển khai thực hiện phong trào thi đua: “Lực lượng vũ trang Trà Vinh chung sức xây dựng
nông thôn mới”, gắn với các chỉ tiêu của phong trào thi đua Quyết thắng trong tồn lực lượng, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại các dịa bàn trong tỉnh.Với những việc làm cụ thể, thiết thực, lực lượng vũ trang trong tỉnh Trà Vinh đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nhất là việc thắt chặt tình đồn kết quân dân nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và nâng cao đời sống cho người dân, quốc phòng an ninh trên địa bàn được giữ vững, góp phần xây dựng thành cơng mơ hình nơng thơn mới ở các địa phương trong tỉnh.
Bộ CHQS tỉnh đã thường xuyên quán triệt triển khai thực hiện kế hoạch về xây dựng nông thôn mới; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch tham gia xây dựng nông thôn mới sát với đặc điểm tình hình đơn vị và điều kiện thực tế trên địa bàn đóng quân. Qua đó, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quán triệt và nhận thức sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nắm rõ chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương. Phối hợp chặt chẽ với ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị của địa phương, cùng sự đồng lịng của nhân dân trong thực hiện. Các kế hoạch, chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai thực hiện có hiệu quả, thiết thực; nhận thức của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân về vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng xây dựng nơng thơn mới được nâng lên. Từ đó phong trào thi đua "LLVT tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới" ngày càng hiệu quả, góp phần hồn thành các tiêu chí xây dựng nơng mới một số xã trên địa bàn đóng quân và nâng cao hiệu quả cơng tác dân vận trong tình hình mới.