Về phạm vi hoạt động kinh doanh của TCTD:

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM & ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 (Trang 29 - 31)

III. ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

d. Về phạm vi hoạt động kinh doanh của TCTD:

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện; những điều kiện để được hoạt động ngân hàng đều rất chặt chẽ, từ tổ chức bộ máy đến quản lý nội bộ, quản trị rủi ro; những điều kiện này thông thường các tổ chức khác không phải là TCTD đều không đáp ứng được. Các thay đổi căn bản về phạm vi hoạt động của TCTD của Luật 2010 bao gồm:

Thứ nhất, về Giấy phép và phạm vi hoạt động kinh doanh:

Luật 2010 quy định rõ mỗi TCTD sẽ được cấp duy nhất một Giấy phép thành lập và hoạt động, trong đó xác định rõ phạm vi hoạt động của từng TCTD trên cơ sở nhu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện của từng TCTD. Trong quá trình hoạt động, TCTD có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động và sẽ được NHNN chấp thuận bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép; Quyết định này sẽ là một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động.

Luật 2010 cũng đã quy định rõ phạm vi hoạt động kinh doanh của từng loại hình tổ chức tín dụng và không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng mà còn bao gồm các hoạt động kinh doanh khác (Chương IV). Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt động chỉ có thể được thực hiện bởi các TCTD và khái niệm “các hoạt động kinh doanh khác của các TCTD” là các hoạt động không chỉ TCTD mà các tổ chức khác cũng có thể được thực hiện. Theo cách tiếp cận này, các nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng... là những nghiệp vụ mà TCTD được phép thực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân hàng”. Để tăng quyền chủ động kinh doanh cho các TCTD, Luật đã có bước cải cách quan trọng giảm đáng kể yêu cầu xin chấp thuận, xin giấy phép ”con”. Theo đó ngân hàng thương mại (NHTM) có thể thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro thì NHTM phải xin phép để được hoạt động

Thứ hai, về cơ chế xác định chi phí, lãi suất của TCTD (điều 91):

TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cần thiết, để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD.

Thứ ba, về yêu cầu ban hành quy định nội bộ (điều 93):

Luật các TCTD 2010 quy định TCTD phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng (bao gồm: Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay; Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng

rủi ro; Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; Quy định về quản lý thanh khoản; Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ; Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Quy định về quy trình, thủ tục để ngăn ngừa hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác; Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp) nhằm bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, liên tục. Các quy định nội bộ của TCTD sau khi ban hành phải được gửi cho NHNN.

Thứ tư, về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (điều 103):

NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp khác. Để hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán (gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu), cho thuê tài chính và bảo hiểm, NHTM phải thành lập công ty con, công ty liên kết. Đối với các lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ hỗ trợ thanh toán, NHTM có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện các hoạt động này hoặc gián tiếp thực hiện thông qua thành lập công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy định tại Điều 129 của Luật. Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của NHTM, công ty con của NHTM trong các TCTD khác được thực hiện theo quy định (về giới hạn và điều kiện) của NHNN.

Thứ năm, về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của NHTM (điều 105):

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, NHTM được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm ngoại hối; phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về ngoại hối. NHNN quy định cụ thể về phạm vi kinh doanh, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận cho NHTM thực hiện cung ứng các dịch vụ này.

Ngoài ra, các NHTM được trực tiếp thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều 107) như quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính, quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, môi giới tiền tệ. Đối với các nghiệp vụ như lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, NHTM sẽ được thực hiện sau khi được NHNN cho phép.

Thứ sáu, về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính:

Theo quy định của Luật các TCTD 2010, công ty tài chính có thể thực hiện một (công ty tài chính chuyên doanh) hoặc một số các hoạt động ngân hàng (công ty tài chính tổng hợp) (Điều 108) tùy theo nhu cầu hoạt động của mình. Luật giao quyền cho Chính

phủ quy định cụ thể về điều kiện (vốn, địa bàn hoạt động...) để công ty tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định (một hoạt động - công ty tài chính chuyên doanh hoặc một số hoạt động - công ty tài chính tổng hợp). Công ty tài chính cũng được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác (Điều 111) và được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Đặc biệt, như đã đề cập ở phần trên, Luật 2010 quy định các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức và không được cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Đối với công ty cho thuê tài chính, Luật 2010 quy định rõ công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính được cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính; cho thuê vận hành với tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính và được thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác sau khi NHNN cho phép. Công ty cho thuê tài chính được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 116 của Luật 2010 nhưng không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên kết dưới bất cứ hình thức nào.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM & ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w