Về quản trị, điều hành

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM & ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 (Trang 27 - 29)

III. ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

c. Về quản trị, điều hành

Thực tiễn quản lý hoạt động của các TCTD cho thấy, TCTD là những đối tượng cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một TCTD thường là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống TCTD... Do đó, một số các quy định về tổ chức quản lý đối với các TCTD thường được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế. So với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 đã bổ sung nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của TCTD (60 điều so với 6 điều trong Luật các TCTD 1997). Các quy định này chủ yếu là các quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác do NHNN ban hành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của TCTD được an toàn, hiệu quả. Những thay đổi chủ yếu về quản trị, điều hành của TCTD so với Luật các TCTD 1997 bao gồm:

Thứ nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính: Luật các TCTD 2010 bỏ quy định chuẩn y sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát. Thay vào đó, NHNN sẽ chấp thuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc. Quy định này ngoài việc đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính còn xóa được bất cập về khoảng trống pháp lý hiện nay khi các chức danh nói trên đã được Đại hội đồng cổ đông bầu nhưng chưa có hiệu lực pháp lý vì chưa được NHNN chuẩn y. Đồng thời Luật các TCTD 2010 cũng bỏ thủ tục chuẩn y Điều lệ của TCTD (TCTD chỉ phải đăng ký Điều lệ với NHNN sau khi được cơ quan có thẩm quyền của TCTD thông qua); giảm bớt các thay đổi cần phải chấp thuận trước của NHNN so với quy định của Luật các TCTD 1997.

Thứ hai, nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của TCTD: Luật các

điều hành, thành viên Ban kiểm soát (Điều 50), các quy định về tiêu chuẩn đối với thành viên độc lập của Hội đồng quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị của TCTD là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có ít nhất một thành viên độc lập. Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, không nhận lợi ích khác, bản thân không sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, bản thân và người có liên quan không sở hữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, không có người liên quan tham gia quản trị, điều hành TCTD). Hội đồng quản trị của TCTD tối thiểu phải có ½ tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành TCTD. Đồng thời Luật 2010 bổ sung quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 34) nhằm tránh xung đột lợi ích, lạm dụng quyền ảnh hưởng của mình để ra những quyết định xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, Luật 2010 cũng bổ sung quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người quản lý, điều hành TCTD, trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan (Điều 38, 39).

Thứ ba, khẳng định chính sách đại chúng hóa các NHTM cổ phần: Luật các TCTD 2010 thay đổi mức giới hạn sở hữu cổ phần (Điều 55) đối với cổ đông là cá nhân từ 10% xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn uỷ thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. Theo định hướng này, Nhà nước không cho phép thành lập ngân hàng thương mại tư nhân tại Việt Nam.

Thứ tư, các quy định đặc thù về quản trị, điều hành được xây dựng theo hình thức pháp lý của TCTD. Theo đó, Luật chỉ quy định các vấn đề đặc thù về quản trị điều

hành của TCTD. Các nội dung khác về quản trị, điều hành không được quy định trong Luật sẽ được thực hiện theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Về kết cấu, các quy định về quản trị, điều hành của Luật 2010 được chia thành các quy định chung áp dụng chung cho tất cả các TCTD và các quy định riêng áp dụng cho TCTD theo từng hình thức pháp lý.

Thứ năm, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động kiểm toán độc lập: Các quy định

khác về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập cũng được quy định cụ thể tại Luật 2010, trong đó đáng chú ý là quy định về việc lựa chọn kiểm toán độc lập phải được thực hiện trước khi năm tài chính được kiểm toán bắt đầu vì theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, tổ chức kiểm toán phải tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát... để nắm bắt tình hình kinh doanh của TCTD suốt năm tài chính. Ngoài ra, để bảo đảm đánh giá trung thực, chính xác tình hình hoạt động của

TCTD, Luật 2010 yêu cầu báo cáo kiểm toán không được có ý kiến ngoại trừ (qualified opinion); trường hợp có ý kiến ngoại trừ, TCTD phải thực hiện kiểm toán lại để đảm bảo báo cáo kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM & ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w