Mục tiêu tạo lập trạng thái cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ tới năm

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 144 - 146)

3. Bố cục luận án

4.1. Bối cảnh, định hướng phát triển kinh tế và mục tiêu tạo lập trạng thá

4.1.3. Mục tiêu tạo lập trạng thái cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ tới năm

năm 2030

Theo báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Bộ Công thương đặt mục tiêu về phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa như sau:

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đạt bình qn từ 5%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 340 tỷ USD vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 5%. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Âu, châu Mỹ tăng trưởng trung bình từ 7 - 10%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình qn giai đoạn 2021 - 2025 tăng 4,9%/năm; kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 330 tỷ USD vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 6%. Định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ Số 2471/QĐ-TTg với quan điểm đó là:

- Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hịa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

- Cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 – 2030. - Về định hướng xuất khẩu

+ Phát triển xuất khẩu theo mơ hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.

+Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu

có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với mơi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

- Định hướng phát triển thị trường

+ Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng.

+ Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

+Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

+Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

- Định hướng nhập khẩu

+Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm sốt chặt việc nhập khẩu các mặt hàng khơng khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

+ Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và cơng nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.

các thị trường Việt Nam nhập siêu.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w