Truyện cổ tích

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ANH CHỊ hãy SO SÁNH các THỂ LOẠI THẦN THOẠI,TRUYỀN THUYẾT,CỔ TÍCH (Trang 26 - 34)

3.1.1. Khái niệm

BH. Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng

yếu tố kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sổng, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

BI. Truyện cổ tích tuy có mầm mống trong giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy nhưng nó phát triển chủ yếu trong thời kỳ phong kiến, nhân vật chính là con người ở trần thế, cịn thần linh chỉ đóng vai trị phù trợ. Ví dụ:

Cây tre trăm đốt, Tấm Cám.

8

[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý xã hội ,tr77,78]

BJ. Về đặc trưng thể loại, truyện cổ tích là loại truyện kể mang tính khái quát

cao.Truyện thường quan tâm đến các vấn đề của đời thường, đến những mối quan hệ xã hội phức tạp. Nội dung của nó bao giờ cũng quan tâm đến cái chung, cái phổ biến. Đối tượng truyện mô tả là những hạng người, lớp người ở thời đại nào cũng có nhưng lại khơng đối chiếu được với một cá nhân cụ thể nào. Tính hư cấu là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng nhất của truyện cổ tích. Hư cấu bao giờ cũng tích được bắt rễ từ hiện thực. Hiện thực trong cổ tích là những mối quan hệ con người trong sinh hoạt đời thường. Tuy nhiên khác với hiện thực ngoài đời, các yếu tố thực tế trong mỗi câu chuyện thường đan xen với yếu tố hoang đường kỳ ảo tạo ra một thế giới lung linh, hấp dẫn khác thường. Yếu tố kỳ diệu trong truyện cổ tích gồm có: người thần kỳ, vật thầnkỳ, hành động thần kỳ. Tính hư cấu trong cổ tích đã mang lại khối cảm đặc biệt cho con người mọi thời đại.

BK. Truyện cổ tích cịn là loại truyện kể trong nhà cho trẻ nhỏ, gắn liền với mục

đích giáo huấn.

BL. Về phân loại truyện cổ tích, trong giới nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều

cách phân loại. Có quan điểm chia cổ tích thành hai tiểu loại: truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự (Đinh Gia Khánh) ; có quan điểm chia thành 3 tiểu loại: truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích hoang đường và truyện cổ tích lịch sử (Nguyễn Đổng Chi) . Một trong những cách phân loại truyện cổ tích được nhiều người tán thành, vận dụng để nghiên cứu hiện nay chính là cách phân chia sau (Phân chia theo nội dung và nhân vật):

BN. + Cổ tích thần kỳ

BO. + Cổ tích sinh hoạt xã hội 9

9

[(1) Tập bài giảng VHDGVN hoàn thiện ,30 -3 - 2019 , Trường đại học nội vụ khoa quản lý xã hội ,tr79]

BP. +Cổ tích lồi vật: thể hiện cách lí giải của dân gian về đặc điểm, hoạt

động

của các con vật. Cùng phản ánh về thế giới loài vật nhưng ba thể loại thần thoại, ngụ ngơn có cách nhìn sự vật khác nhau. Ở thần thoại là sự nhân hóa lồi vật, thần thánh hóa hoạt động của các con vật bắt nguồn từ quan niệm vạn vật có linh hồn, gắn liền với tín ngưỡng vật linh, tơtem giáo và bái vật giáo của người ngun thủy. Ở ngụ ngơn, lồi vật được nhân hóa hóa một cách có ý thức, mượn lồi vật để gián tiếp nói về con người, từ câu chuyện lồi vật để nói chuyện con người. Lồi vật như một đối tượng để khám phá đặc điểm sinh học, chức năng hoạt động. Đặc điểm các con vật được nhậnthức, lí giải một cách vừa hồn nhiên vừa chân thực, cụ thể. Đó là truyện giải thích tại sao vịt trống kêu khàn khàn, lơng quạ màu đen tuyền, mai rùa có

vết hằn như rạn nứt, trâu chỉ có một hàm... Có khi đó là cách giải thích về

mối quan hệ giữa các con vật như tại sao gấu với khỉ không chơi thân với nhau. Truyện “Tình nghĩa gà vịt” giải thích tại sao gà vịt khơng ở chung một chuồng, khơng ăn chung một bãi vì họ nhà vịt hiểu lầm khi thấy gà trống cưỡi trên lưng vịt mái để sang nhà vịt dự tiệc. Dù vậy, họ nhà gà vơ tư, khơng biết chuyện đó, vẫn giữ tình nghĩa thân thiết bằng cách thỉnh thoảng vẫn ấp trứng cho vịt và ni vịt như con của mình.10

BQ. +Cổ Tích Thần Kỳ : Là một trong các loại truyện cổ tích có nội dung phong

10

[(3) https://vanhoc365.com/truyen-co-tich-trong-van-hoc-dan-gian/ ,phần đặc trưng nội dung]

phú và nổi tiếng nhất với các ví dụ : “Từ thức lên tiên , ăn khế trả vàng ,

quả bầu tiên, ...”, Đặc trưng quan trọng của truyện cổ tích thần kỳ là có sự

tham gia của các yếu tố thần kỳ vào tiến trình phát của nhân vật và câu truyện , hầu hết các câu truyện cổ tích thần kỳ thể hiện ước mơ cháy bỏng về lẽ công bằng của xã hội , về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người , và cái thiện ln chiến thắng cái ác .

BR. +Cổ tích sinh hoạt xã hội : là những truyện cổ tích khơng có hoặc rất ít yếu

tố thần kì. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kì nếu có cũng khơng giữ vai trị quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thơi (ví dụ : truyện Vợ

chàng Trương, truyện Sự tích chim hít cơ, Sự tích con muỗi, truyện Cây tre trăm đốt,.).11

11

BS. 3.1.2 Nội dung của chuyện cổ tích

BT. * Truyện cổ tích phản ánh hiện thực cuộc sống của người xưa

BU. Hiện thực trong truyện cổ tích phản ánh trước hết là hiện thực cuộc

sống gia đình trong xã hội cũ với những mối quan hệ và mâu thuẫn sâu sắc. Chẳng hạn truyện Sự tích trầu cau là bài ca bi thảm về sự rạn vỡ mối quan hệ thân tộc trước sức công phá của chế độ hôn nhân cá thể, mâu thuẫn tất yếu xảy ra khi chế độ quần hồn bị đẩy lùi, thay thế vào đó là chế độ hơn nhân một vợ một chồng. Truyện Sự tích Hịn vọng phu phản ánh sự chuyển biến của hôn nhân nội tộc sang hôn nhân ngoại tộc. Bi kịch đã xảy ra khi người chồng phát hiện mình đã lấy phải chính em gái ruột và bỏ đi biệt tăm tích, mãi mãi khơng trở về.

BV. Hiện thực cuộc sống gia đình trong truyện cổ tích cịn được phản ánh

qua mâu thuẫn nảy sinh từ sự tranh chấp về quyền lợi và địa vị của những người trong gia đình. Vì lý do đó mà các thành viên trong gia đình phân hóa thành 2 lực lượng. Một bên là các thành viên lớn tuổi (ông bố dượng, người mẹ kế, người anh, người chị), một bên là các thành viên nhỏ tuổi (người em út, người mồ côi, người con riêng), gay gắt nhất là xung đột gì ghẻ - con chồng và xung đột giữa người anh, người chị với người em út trong gia đình. Bên cạnh đó cịn có sự xung đột giữa người cha dượng với con riêng của vợ. Các mối xung đột của các lực lượng đối lập thường kéo dài, gay gắt, thậm chí một mất một cịn. Và qua q trình xung đột đó, bản chất các thành viên của hai lực lượng đã được phơi bày.

BW. Bên cạnh phản ánh hiện thực gia đình, truyện cổ tích phản ánh hiện

thực xã hội sâu sắc. Trong truyện cổ tích, các giai cấp ln ở tình trạng thù địch lẫn nhau. Ở đó, người lao động ln là nạn nhân của sự áp bức, bóc lột. Giai cấp thống trị ln tìm đủ mọi cách bóc lột sức lao động của người nơngdân một cách tàn tệ, giành lợi ích về phía mình. Mâu thuẫn giai cấp, những

xung đột giữa hai lực lượng đối kháng đó đã được giải quyết. Nhưng sự giải quyết mâu thuẫn này chỉ có thể thực hiện nhờ những phép màu kỳ ảo (truyện Cây tre trăm đốt).

BX. Qua những xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa hai tầng lớp, bản chất của những con người ở hai thế giới đã được bộc lộ rõ ràng. Tầng lớp thống trị và nhà giàu tuy giàu có mà keo kiệt, gian ác nhưng lại hèn nhát. Cịn người lao động thì chất phác, thơng minh, nghèo mà liêm khiết, hiền lành mà dũng cảm. Sự tương phản đó chính là sự tương phản giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối.

BY. Truyện cổ tích cịn phản ánh những cảnh đời trái ngược trong xã hội, kẻ ăn

khơng hết, người lần khơng ra. Ví dụ cảnh đoàn người lũ lượt chờ phát chẩn trong truyện Gái ngoan dạy chồng; những người lăn lưng chịu địn để nhặt tí hạt thóc rơi, và hình ảnh hai cơ cháu chết đói bên niêu cháo đã cạn, người cháu chết biến thành con chim Hít cơ ngày ngày bay trên bầu trời, cất lên những tiếng kêu thế thảm.

BZ. Tóm lại, truyện cổ tích có giá trị phản ánh hiện thực vơ cùng sâu sắc.

huấn đạo đức. Vì vậy, xung đột trong truyện cổ tích về cơ bản là xung đột của những phạm trù đạo đức đối lập nhau: trung thực - xảo quyệt; hiền lành - tàn ác; ích kỷ - vị tha...Các nhân vật suy cho cùng là hiện thân của những phạm trù đạo đức đó.

CB. Trong truyện cổ tích, ta có thể thấy nổi lên rất rõ ước mơ của

người dân

lao động trong xã hội phong kiến. Đó là ước mơ trở thành con người hồnthiện, hỗn mỹ như Cô Tấm, chàng Thạch Sanh, người em trong truyện Cây khế. Đó là ước mơ đồi đời về phương diện vật chất, nhân vật trong truyện cổ tích sau bao nhiêu thử thách thường nhận được nhiều vàng bạc châu báu hoặc cuộc sống phú quý, giàu sang. Đó là ước mơ đổi đời về phương diện chính trị, chẳng hạn cơ Tấm sau bao nhiêu lần chết đi sống lại, cuối cùng được trở thành Hoàng Hậu, chàng Sọ Dừa dị tật, con nhà nghèo sau cùng trở thành Trạng Nguyên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ANH CHỊ hãy SO SÁNH các THỂ LOẠI THẦN THOẠI,TRUYỀN THUYẾT,CỔ TÍCH (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w