Tổng quan về thị trường tiền tệ Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM TIỀN TỆ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở ÚC (Trang 27 - 30)

IV. KHUYẾN NGHỊ CHO THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM

1. Tổng quan về thị trường tiền tệ Việt Nam

1.1. Sơ lược về thị trường tiền tệ Việt Nam

Thị trường tiền tệ Việt Nam được hình thành vào những năm 90 của thế kỷ XX cùng với bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam đã dần phát triển, từ những giao dịch đơn thuần, số lượng thành viên ít ỏi, thị trường tiền tệ đã tăng trưởng cả về quy mô lẫn doanh số, cơ sở hạ tầng cho hoạt động thị trường ngày càng hồn thiện… qua đó thị trường tiền tệ đã thực sự trở thành kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ hữu hiệu của SBV và là nơi điều tiết vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng.

Các bộ phận cấu thành của thị trường tiền tệ Việt Nam: thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc, các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của

SBV như nghiệp vụ cho vay của SBV dưới các hình thức cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ …

Hệ thống cơng cụ tài chính của thị trường đã được hình thành tương đối đầy đủ như tín phiếu, trái phiếu Chính phủ; tín phiếu SBV, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương. SBV tham gia thị trường tiền tệ với vai trò vừa là một thành viên thị trường vừa là cơ quan quản lý. Với tư cách là một thành viên thị trường, SBV tham gia thị trường tiền tệ thông qua phát hành tín phiếu SBV và tham gia mua, bán giấy tờ có giá với tổ chức tín dụng thơng qua nghiệp vụ thị trường mở. Với tư cách là cơ quan quản lý, SBV thực hiện ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ và theo dõi, giám sát, kiểm soát hoạt động của thị trường tiền tệ để phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

1.2. Thị trường tiền tệ Việt Nam 2 năm gần đây

Năm 2019: một năm ổn định của thị trường tiền tệ

Biểu đồ 9: Lãi suất liên ngân hàng và biến động tỷ giá VND/USD năm 2019

2019 có thể coi là năm thành cơng của chính sách tiền tệ khi cả tỷ giá và lãi suất đều rất ổn định, dù các diễn biến quốc tế khơng hồn tồn thuận lợi. Khi SBV chủ trương giảm hàng loạt lãi suất điều hành và yêu cầu NHTM giảm lãi suất 0,5% trong tháng 11, tỷ giá tại ngân hàng vẫn đi ngang. Vào tháng 12/2019, lãi suất trên liên ngân hàng cũng liên tục giảm, chốt năm ở mức 1.83%/năm với kỳ hạn qua đêm và 2.83%/năm với kỳ hạn 1 tuần dù SBV đã hút rịng 49.2 nghìn tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng. Trong khi đó, diễn

biến tỷ giá VND/USD cả năm tương đối ổn định. Nhìn lại cả năm mới có một đợt sóng duy nhất diễn ra vào tháng 5, tỷ giá VND/USD biến động mạnh do cuộc chiến Thương mại Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng, dao động quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm. Ngày 31/12/2019, SBV công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 23.155 VND/1USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng tại thời điểm cuối tháng là 23.849 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.460 VND/USD.

Năm 2020: một năm đầy biến động với Covid-19

Tính tới ngày 1/10/2020, NHTW tiếp tục giảm lãi suất điều hành, tổng cộng trong năm nay có 4 lần giảm lãi suất. Đi kèm với 4 lần giảm này là sự sụt giảm của lãi suất liên ngân hàng. Hiện tại, lãi suất bình quân qua đêm liên ngân hàng ở mức 0,11%/năm; thấp kỉ lục trong nhiều năm qua.

Biểu đồ 10: Lãi suất bình quân liên ngân hàng áp dụng từ 1/10/2020

Thị trường ngoại hối: Trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá VND không thay đổi, chỉ biến động trong tháng 3. Với các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá ổn định trở lại trong khi đồng tiền các nước khác trong khu vực mất giá khoảng 1 - 5%. Dự trữ ngoại hối ở mức cao và cán cân thanh toán thặng dư là những điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho SBV giữ ổn định tỷ giá. Trong một phát biểu mới đây tại cuộc họp Chính phủ với các địa phương, Thống đốc SBV Lê Minh Hưng cho biết, trong 6 tháng đầu năm tỷ giá diễn biến khá ổn định, duy trì trong biên độ 0,2 - 0,3% và dự trữ ngoại hối thời điểm cuối tháng 6 đạt khoảng 84 tỷ USD, đến tháng 9 đã ở mức 92 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.Việc duy trì ổn định tỷ giá đã đóng góp rất quan trọng vào việc ổn định lạm phát.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM TIỀN TỆ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở ÚC (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)