CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
2.6 Hệ thống đánh lửa bán dẫn điều khiển bằng vít
2.6.1 Cấu tạo của hệ thống đánh lửa bán dẫn điều khiển bằng vít
Về cấu tạo cũng giống như loại hệ thống đánh lửa vít nhưng hệ thống đánh lửa bán dẫn điều khiển bằng vít có thêm transistor nhận tín hiều và điều khiển ngắt dịng sơ cấp. Vít điều khiển có cấu tạo giống như hệ thống đánh lửa vít nhưng chỉ điều khiển đóng mở transistor.
Hình 2.24: Sơ đồ hệ thống đánh lửa bán dẫn điều khiển bằng vít
Cuộn sơ cấp W1 của bơ bin được mắc nối tiếp với transistor T, còn tiếp điểm K được nối với cực gốc của transistor T. Do có transistor T nên điều kiện làm việc của tiếp điểm được cải thiện rất rõ bởi vì dịng qua tiếp điểm chỉ là dịng điều khiển cho transistor nên không lớn hơn 1A.
Sức điện động tự cảm trong cuộn W1 ở hệ thống đánh lửa vít có giá trị khoảng 200 ÷ 400 V hoặc hơn nữa. Do vậy, không thể dùng các bô bin của hệ thống đánh lửa thường cho một số sơ đồ đánh lửa bán dẫn vì transistor sẽ khơng chịu nổi điện áp cao như vậy khi đặt vào các cực E – C của transistor khi khi nó ở trạng thái khóa. Trong
35
các hệ thống đánh lửa bán dẫn người ta thường sử dụng các bơ bin có hệ số biến áp lớn và có độ tư cảm L1 nhỏ hơn loại thường hoặc người ta có thể mắc thêm các mạch bảo vệ cho transistor.
2.6.2 Mơ hình sa bàn hệ thống đánh lửa bán dẫn điều khiển bằng vít
Hình 2.25: Mơ hình sa bàn hệ thống đánh lửa bán dẫn điều khiển bằng vít
Mơ hình trên hình 2.25 về cơ bản cũng có các thành phần giống như mơ hình đánh lửa vít, nhưng có thêm một transistor điều khiển đánh lửa, mạch điện cũng có sự khác biệt, việc đóng ngắt dịng sơ cấp nhờ vào sự dẫn và khơng dẫn của transistor.
Những chi tiết, cụm chi tiết cơ bản cấu tạo nên sa bàn:
Thân võ, khung xương
Động cơ điện DC
Một bô bin ướt
Một bộ chia điện
Bốn bugi
Dây dẫn điện, dây cao áp
Trasistor
36