Nguồn : Hướng dẫn đánh giá tín dụng Vietinbank 2010
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh
3.2.4. Thực hiện tư vấn đầu tư cho khách hàng
Các cán bộ thẩm định (cán bộ tín dụng) là những người rất am hiểu về tài chính, kế tốn, có kiến thức tổng hợp và phân tích tốt. Thêm vào đó lại có nguồn thơng tin phong phú về thị trường đầu ra, đầu vào hay nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần chủ động tích cực tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp lập, kiểm tra các phương án sản xuất kinh doanh và các thông tin liên quan (như nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, và đầu ra của sản phẩm…) sao cho có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, sẽ làm tăng khả năng hồn trả nợ của doanh nghiệp, và khi đó chất lượng thẩm định tín dụng cũng sẽ được nâng cao.
Ngồi ra, chi nhánh cần phát huy vai trị của các tổ chức Đảng, cơng đồn, đồn thanh niên trong chi nhánh nhằm tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Chủ động giúp đỡ các cán bộ, chi nhánh có hồn cảnh khó khăn, làm cho họ có thể yên tâm làm việc, tránh được những cám rỗ của đồng tiền để làm sai quy định.
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing đi kèm với hiện đại hố cơng nghệ
Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra của ngân hàng là thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.
Trong thời gian qua, chi nhánh NHCT đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động marketing và đã đạt được những kết quả nhất định. Song hoạt độngMarketing chưa có tính chun nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập. Do đó trong thời gian tới, NHCT Đống Đa cần chú trọng xây dựng được chiến lược Marketing ngân hàng thích hợp để thắng các đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể:
- Đi sâu vào nghiên cứu thị trường để xác định đặc điểm thị trường của ngân hàng nhằm cung ứng dịch vụ tối ưu, thực hiện phương châm: “ chỉ bán những gì thị trường cần, chứ khơng phải bán những cái có sẵn”. Trong đó, đặc biệt chú trọng phương pháp phân đoạn thị trường, tức là chia thị trường thành các đơn vị nhỏ khác biệt nhau, trong mỗi đơn vị nhỏ có sự đồng nhất về bản chất hay tính chất hoạt động, để ngân hàng dễ dàng nhận biết đồng thời có chính sách cụ thể phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường.
- Tiếp tục mở rộng hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động khác của ngân hàng cho khách hàng của mình. Khi có sản phẩm mới ra đời hoặc sự thay đổi trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, chi nhánh cần thông báo rộng rãi ra công chúng để khách hàng có thể nắm rõ được các thơng tin mới nhất về dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp.
- Chi nhánh cũng cần có sự tiếp xúc với khách hàng qua mạng lưới dịch vụ rộng khắp, qua hội nghị tiếp xúc với khách hàng hàng năm, qua trình độ nghiệp vụ chun mơn, qua các dịch vụ cung ứng.
- Giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing chính là nhân tố con người. Do đó, trong những năm tới, chi nhánh cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng. Chi nhánh có thể liên kết với các trường đại học khối kinh tế đưa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đó, ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao
đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các cán bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khoá đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài.
Cùng với đẩy mạnh hoạt động Marketing là hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng. Sự ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh thực sự là một cuộc cách mạng lớn, sẽ tạo cho chi nhánh một sức mạnh vững chắc. Công nghệ hiện đại giúp cải tiến tốc độ thông tin liên lạc trong nội bộ, tăng tính kịp thời của thơng tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định chính xác, làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, chi nhánh cần:
- Lựa chọn giải pháp kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến để rút ngắn khoảng cách về trình độ cơng nghệ với các nước phát triển. Xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng hợp lý, chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam có khả năng kết nối, mở rộng trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế, giữa các hệ thống ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử, đổi mới phương thức phục vụ khách hàng, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới tới mọi tầng lớp dân cư nhằm thu hút khách hàng, phát triển thị trường.
- Đào tạo nguồn lực với trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật đủ sức tiếp cận với công nghệ mới. Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin qua công tác đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới.