Phương pháp khảo sát địa chấn

Một phần của tài liệu Ứng xử của đất và tương tác đất - công trình dưới tác dụng của tải trọng động (Trang 26 - 27)

Phương pháp khảo sát địa chấn là một phương pháp địa vật lý đã được sử dụng thành công ở nhiều lĩnh vực. Phương pháp kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu để thăm dò, các mỏ dầu và khí ga. Phương pháp thăm dò địa chấn dựa trên cơ sở sự phản xạ của sóng địa chấn (ví dụ như tập trung vào nhận những chấn động dội lại) từ dưới lòng đất. Phương pháp địa chấn có thể được chia thành các bước như sau:

Thu thập số liệu địa chấn: để có được những số liệu này, một nguồn địa chấn được dùng để tạo ra sóng địa chấn, sóng địa chấn này lan truyền qua các bề mặt và dội ngược trở lại mặt đất. Tại đây, những sóng chấn này được ghi lại bởi máy ghi địa chấn. Những tín hiệu thu được sẽ được số hóa và lưu lại trong máy tính.

Xử lý dữ liệu: những dữ liệu địa chấn thu được bước đầu được chuyển thành hình ảnh của cấu trúc địa chất (mặt cắt địa chất). Xem ví dụ ở hình 1-1.

Phân tích dữ liệu: hình ảnh địa chấn được giải nghĩa thành các dạng địa hình đất đá, hay chất lỏng như dầu hay khí ga.

Hình 1-1: Hình ảnh bề mặt dưới lòng đất thu được từ khảo sát địa chấn

Nguồn gây ra địa chấn chuyên dùng gọi là Vibroseis (xe tạo chấn) (1961) (hình minh họa 1-2). Nguồn chấn do Vibroseis phát ra tốt hơn các nguồn khác như thuốc nổ

ở chỗ: nó tạo ra và truyền xuống lòng đất một chấn động mà ta có thể kiểm soát cả biên độ và tần số. Tuy nhiên, phương pháp Vibroseis không phải là phương pháp tối ưu vì tín hiệu sóng phát vào lòng đất còn phụ thuộc vào sự tương tác giữa máy tạo chấn (bộ chấn động) với đất bên dưới nó. Gần đây, có một vài cách để giải quyết vấn đề này, nhưng cũng tạo ra những giả thuyết về đất bên dưới xe tạo chấn.

Hình 1-2:Hình ảnh và cấu tạo xe địa chấn(Vibroseis)

Một phần của tài liệu Ứng xử của đất và tương tác đất - công trình dưới tác dụng của tải trọng động (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w