Chiến lược thâm nhập thị trường
Vietcombank là ngân hàng có thương hiệu mạnh trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với bộ phận nghiệp vụ giỏi chuyên môn. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Chi nhánh Vietcombank được thành lập khá lâu nên đã tạo lập được những mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là một lợi thế của Ngân hàng nên bằng các nỗ lực marketing của mình Ngân hàng có thể nắm bắt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm làm tăng mức sử dụng dịch vụ của khách hàng và có thể thu hút thêm khách hàng của đối thủ cạnh tranh nhằm làm tăng thị phần trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng.
Chiến lược phát triển thị trường
Các doanh nghiệp ở xa Chi nhánh sẽ khó giao dịch với Ngân hàng nên việc phát triển thị trường đến các doanh nghiệp ở xa trụ sở sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong các giao dịch với ngân hàng
Chiến lược đa dạng hoá hàng ngang:
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước luôn có những chính sách để giúp đỡ, hỗ trợ
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng là một trong các trung gian để thực hiện các chính sách đó. Đểđáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, Ngân hàng có thểđưa thêm vào dịch vụ của mình các dịch vụ mới khác để phục vụ doanh nghiệp.
Chiến lược marketing và chiến lược khách hàng
Với nguy cơ xâm nhập thị trường vào lĩnh vực xuất nhập khẩu của một số ngân hàng trên địa bàn cũng như các ngân hàng nước ngoài trong khi đó có những doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở xa Chi nhánh mà các phòng giao dịch lại không thực hiện được hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, vì thế Ngân hàng phải tận dụng những điểm mạnh của mình với các hoạt động marketing và khách hàng để không những giữđược khách hàng cũ mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới bằng các chính sách marketing và chính sách khách hàng hợp lý
Chiến lược phát triển sản phẩm
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng nên nhu cầu của doanh nghiệp đối với Ngân hàng trong hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu vẫn rất lớn trong khi đó hoạt động tài trợ tại Chi nhánh chưa triển khai hết nên doanh nghiệp ít có sự lựa chọn khi nhận tài trợ từ Ngân hàng. Do đó chiến lược phát triển sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu.