Kết quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh trong

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 37 - 40)

2008

Bảng 4.1. Tóm tắt doanh số tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng từ 2006 - 2008

ĐVT: Ngàn USD 2006 2007 2008 Hoạt động bảo lãnh thanh toán 727,24 930,87 0 Hoạt động cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập 1.179,80 2.822,60 6.270,95 Hoạt động chiết khấu/ ứng trướcbộ chứng từ hàng xuất 24.025,68 40.004,00 31.975,00 Tổng 25.932,72 43.757,47 38.245,95

Trong năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO; đồng thời Mỹ cũng thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PRNT) với Việt Nam; bên cạnh đó giá đôla Mỹổn định nên giá xuất nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản, lúa gạo của các doanh nghiệp trong tỉnh đều được tăng lên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu

nên hoạt động tài trợ tại ngân hàng diễn ra sôi nổi để hỗ trợ vốn kịp thời cho doanh nghiệp.

Năm 2007 là năm mà doanh số tài trợ xuất nhập khẩu chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 năm. Trong năm này, số lượng hợp đồng nhập khẩu lẫn trị giá của mỗi hợp đồng tuy có tăng hơn so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì thế hoạt động tài trợ của Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho các hợp

đồng xuất khẩu thuỷ sản và lúa gạo, chỉ có một số ít là các mặt hàng khác như khóm… Do thị trường xuất khẩu các mặt hàng này có sự biến động lớn và phức tạp cùng với việc gia nhập WTO vào cuối năm 2006 nên các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Bên cạnh đó chính phủ thực hiện việc triển khai nhiều chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ hợp tác

đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Kiên Giang mở rộng thị trường, ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… các doanh nghiệp

đã mở rộng sang các nước Châu Âu, Châu Phi, Nga… Đây là năm thuận lợi cho hoạt

động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bởi thị trường và giá cả mặt hàng thuỷ sản, lúa gạo, nông sản xuất khẩu diễn biến theo hướng cầu lớn hơn cung, giá các mặt hàng này tăng cao đã khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh và trị giá các hợp

đồng xuất khẩu cũng được nâng lên nên nhu cầu tài trợ trong năm của các doanh nghiệp là rất lớn. Đặc biệt, trong năm 2006 – 2007 hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của nước ta đã có những bước phát triển nhất định nên Ngân hàng ngoại thương Kiên Giang đã tài trợ kịp thời cho các doanh nghiệp.

Năm 2008 doanh số tài trợ của ngân hàng có phần giảm hơn so với năm 2007 nhưng nó cao hơn năm 2006. Điểm đặc biệt trong hoạt động tài trợ trong năm này là không phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán. Bởi lẽ năm 2008 tỉnh Kiên Giang chịu

ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước với mức lạm phát 19,98% cao kỷ lục có sự

leo thang kể từ năm 1995, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh nên chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ra chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm lượng cung tiền của Ngân hàng cho các doanh nghiệp, bên cạnh đó chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao đã gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong khi đó mặt hàng thuỷ sản bị vướng các rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm và do cuộc khủng hoảng tài chính nền kinh tế một số nước lún sâu vào giảm sút, người dân nơi

đây chuyển sang tiêu dùng các thực phẩm rẻ tiền hơn nên hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm lại ở các thị trường truyền thống nên yêu cầu tài trợ của doanh nghiệp đối với Ngân hàng cũng bị giảm theo. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn Ngân hàng và bộ phận thanh toán quốc tếđã cùng doanh nghiệp vượt khó nên Chi nhánh vẫn

31.975,00 40.004,00 24.025,68 6.270,95 2.822,60 1.179,80 0,00 930,87 727,24 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 50.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn USD

Chiết khấu/ ứng trước Cho vay Bảo lãnh thanh toán

Với thế mạnh về thuỷ sản và lúa gạo, các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Kiên Giang chiếm tỷ lệ cao hơn so với các hợp đồng nhập khẩu, điều đó đã làm cho hoạt động tài trợ cho xuất khẩu diễn ra sôi nổi hơn nhập khẩu và trong đó là hoạt

động chiết khấu/ ứng trước chứng từ hàng xuất. Thông thường, khi mở L/C cho đến khi xuất hàng là một khoảng thời gian cũng khá dài nhưng đối với những bộ chứng từ trả

sau thậm chí là trả ngay đôi khi thời gian chờ thanh toán còn dài hơn nữa. Trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không thể gián đoạn, rất nhiều khoản chi phí phải chi ra cho hoạt động sản xuất hàng ngày nên nếu thiếu vốn sẽ khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức tài trợ chiết khấu của Ngân hàng. Hình thức chiết khấu được đa số doanh nghiệp lựa chọn là chiết khấu có truy đòi để khi khách hàng nước ngoài thanh toán doanh nghiệp vẫn còn một khoản sau khi trừđi số tiền chiết khấu và lãi suất chiết khấu.

Đứng ở vị trí thứ hai sau hoạt động chiết khấu là hoạt động cho vay thanh toán L/C hàng nhập. Các doanh nghiệp ở Kiên Giang nhập khẩu bao bì là chủ yếu, có một số ít là hàng nguyên liệu nên các hợp đồng nhập khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động xuất nhập khẩu. Khi mở L/C doanh nghiệp có nhiều nguồn để trả cho hợp đồng này như dùng tiền tự có của mình để ký quỹ ngân hàng hoặc nếu những khách hàng quen, lớn Ngân hàng thẩm định khả năng tài chính họ lớn thì khi mở L/C nhập Ngân hàng vẫn chấp nhận cho họ miễn ký quỹ, nhưng nếu vậy thì rủi ro về phía Ngân hàng sẽ rất lớn nên số

lượng L/C nhập dưới hình thức này cũng rất ít xảy ra. Do vậy phần lớn các doanh nghiệp

đều lựa chọn khoản vay Ngân hàng để thanh toán bởi thủ tục vay cũng đơn giản và lãi suất vay cũng không cao.

Nghiệp vụ ít được khách hàng sử dụng nhất, thậm chí có năm không phát sinh đó là nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán. Khi sử dụng nghiệp vụ này, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian mà thủ tục lại rườm rà, doanh nghiệp phải liên hệ với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để xin sau đó mới được Vietcombank chấp thuận cho bảo lãnh. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp rất e ngại khi phải liên hệ với nhiều cơ quan và thay vào đó doanh nghiệp đã lựa chọn các hình thức khác thay cho nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán,

điều này đã làm cho doanh số của hoạt động này chiếm tỷ lệ rất thấp trong hoạt động tài trợ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 37 - 40)