ngoại khóa trong nhà trường.
3. Qua kết quả TN các GP nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV tại trường Đại học Sài Gịn bước cho thấy các GP đã góp phần xây dựng phát triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa tại nhà trường về các mặt như: tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của SV, đáp ứng nhu cầu SV về các hoạt động TDTT ngoại khóa, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi, xây dựng
23
và ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động TDTT ngoại khóa, phát triển thêm đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa trong nhà trường, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên đã được chú trọng quan tâm hơn trước và SV có động cơ, thái độ tích cực hơn đối với TDTT ngoại khóa so với trước khi TN các GP.
Các GP cịn góp phần nâng cao thể lực chung cho SV sau khi TN. Thành tích 4/4 test thể lực của SV nam, nữ nhóm TN đều có mức tăng trưởng từ 5.74% đến 15.02%. so với trước TN. Điều đó cho thấy, các giải pháp mà luận án đã xây dựng đã đảm bảo tính khoa học, khả thi trong việc nâng cao chất lượng cơng tác TDTT ngoại khóa tại trường Đại học Sài Gòn.
KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên, Luận án đưa ra những kiến nghị sau:
- Các kết quả về thực trạng và giải pháp đã xây dựng trong nghiên cứu này cần được triển khai, nghiêm túc ứng dụng vào thực tiễn hoạt động TDTT ngọai khóa cho SV trường theo kế hoạch đã được phân công.
- Đối với 7 giải pháp đã xây dựng, cần tổ chức thực hiện đồng bộ, xuyên suốt kết hợp các giải pháp với nhau trong quá trình thực hiện. Các đơn vị trong nhà trường cần thường xuyên chủ động tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV theo nội dung mà luận án đã đề xuất.
- Trong nghiên cứu nàyvẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết. Vì vậy cần có những cơng trình nghiên cứu tiếp theo để bổ sung cho đề tài này được hoàn thiện hơn.