THIỀN SƯ VÀ CHÚ TIỂU

Một phần của tài liệu tuyển tập đề nlxh từ các câu chuyện (Trang 32 - 36)

“Khi bạn khơng tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước”. Lịng khoan dung là một nguồn sức mạnh tiềm ẩn bên trong, là một trong những công cụ tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Câu chuyện về vị thiền sư và chú tiểu đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người đọc và đã làm thay đổi nhận thức của biết bao

nhiêu người. Câu chuyện kể về một chú tiểu ham chơi trốn ra khỏi chùa và bị thiên sư biết được. Tuy nhiên, ngài không la rầy hay trách phạt nặng nề mà chỉ nhẹ nhàng bảo chú tiểu quay về. Thơng qua câu chuyện, ta có thể dễ dàng nhận ra những đức tính mà thiền sư đang có, đồng thời cũng là những phẩm chất quan trọng của một người thầy. Khi biết chuyện, thiên sư đã làm ra hai hành động. Trước hết, ngài “khơng nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó” và để vai minh làm điểm tựa cho học trị. Tiếp đến, thiền sư ơn tồn mà nói với chủ tiểu: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay ao đi”. Câu nói như một lời vỗ về tâm hồn đang căng cứng sợ hãi của chủ tiểu. Ta gọi đây là đức khoan dung và lòng từ bi trong Phật pháp và cũng là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp để tạo dựng nên mối quan hệ thân thiện, là sợi dây tình cảm gắn kết giữa con người với con người. Trong cuộc sống ai cũng cần có sự cảm thơng, bao dung của người khác với mình và ngược lại. Lịng khoan dung được thể hiện qua những việc làm như: luôn sẵn sàng tha thứ, không đố kị những lỗi lầm dù to lớn đến mấy của những người xung quanh. Bởi vậy, người có tấm lịng bao dung ln được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Sống ở trên đời ai cũng có những lầm lỗi. Lịng khoan dung giúp con người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Lòng khoan dung giúp mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp cuộc sống càng có ý nghĩa hơn.

Nhờ có lịng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Điển hình là việc nhiều tù binh Mỹ đã bị giam ở Hỏa Lò (Hà Nội) nay quay trở lại du lịch Hà Nội đã đến thăm lại Hỏa Lò và họ để lại những dòng cảm tưởng đáng trân trọng. Họ đã giới thiệu cho bạn bè thế giới về lòng bao dung, nhân hậu của người Việt Nam. Qua câu chuyện này chúng ta mới thấy được rằng lịng khoan dung khơng bao giờ là thừa, lịng khoan dung sẽ tạo cơ hội cho bạn và cho chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Tuy nhiên, lịng khoan dung khơng phải là thứ có thể ban phát một cách bừa bãi, với những kẻ cố ý giết người, cố ý sai phạm pháp luật thì phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật, để tránh họ gây hại cho xã hội. Hãy nhớ rằng khoan dung là tha thứ, giúp người lầm lỡ sửa chữa sai lầm của mình, chứ khơng phải khoan dung là bao che, là nhân nhượng cho cái ác Bạn đừng vội thất vọng khi thấy ai đó hay chính mình chưa đủ khoan dung để chấp nhận sự khác biệt hay tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Hãy mỉm cười và bước tiếp, hãy cho mình và cho người thêm một cơ hội để vượt qua chính mình để thay đổi và yêu thương. Chỉ có yêu thương hơn nữa, trải nghiệm hơn nữa, trưởng thành

hơn nữa, bạn mới đủ sức bao dung chứ không chỉ là khoan dung cho mình và cho người khác.

NGỌN GIĨ VÀ CÂY SỒI Benjamin Franklin từng nhắn nhủ với chúng ta rằng:

“Nghị lực và sự bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Đó cũng chính là thơng điệp mà câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi” gửi gắm đến mỗi người đọc về ý nghĩa của sức mạnh tinh thần, ý chí dũng cảm và niềm tin vào bản thân có thể chiến thắng nghịch cảnh. “Ngọn gió” ngạo nghễ, điên cuồng trong truyện tượng trưng cho những khó khăn, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Hình ảnh “cây sồi già” chính là biểu tượng cho lịng dũng cảm, sự kiên trì và niềm tin vào bản thân, dám đối đầu với khó khăn. Câu chuyện giản dị nhưng mang thông điệp ý nghĩa khuyên nhủ chúng ta đứng vững trước mọi gian nan, thử thách. Cuộc sống là như vậy, có ai thành cơng mà khơng phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chơng gai, nguy hiểm. Ý chí như một điểm tựa vững chắc để ta vượt qua mọi khó khăn, ni dưỡng khát vọng, nỗ lực hành động để gặt hái thành cơng và đóng góp tích cực cho xã hội. Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Nhưng khơng phải ai cũng làm được điều đó, có những người khi gặp khó khăn thử thách họ chỉ biết chạy trốn thay vì là tìm cách vượt qua. Người ta thường nói cuộc sống chính là một trường học, dạy cho chúng ta biết cố gắng, ý chí kiên định, gặp khó khăn khơng quay đầu, khơng né tránh mà sẽ làm hết mình, sẽ tìm cách đi tiếp để đến được với mục đích của bản thân: “đừng để khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua”.

Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a

Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a kể câu chuyện về một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ vì hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ơng lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ơng khóc, em lại gần rồi leo lên lịng ơng. Em ngồi rất lâu như thế chỉ để ơng ấy khóc. Hành động ngồi im thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cậu bé với nỗi đau của người khác. Phù hợp với tâm lí, tính cách của một đứa trẻ 4 tuổi (chưa thể có những cử chỉ vỗ về, những lời động viên an ủi<).Hành động tuy đơn giản nhưng xuất phát từ tình cảm chân thực nên đã chiếm được cảm tình của giám khảo. Qua câu chuyện, diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a muốn đề cao sự cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau trong cuộc sống.

Cảm thông, chia sẻ là tình cảm giữa con người với nhau: yêu thương, động viên, giúp đỡ nhau vượt lên được những khó khăn trong cuộc sống. Sự cảm thông, chia sẻ vô cùng cần thiết trong cuộc sống con người: Trong cuộc sống đầy những khó khăn, con người ln phải cố gắng nỗ lực song không phải bao giờ mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn. Nhiều khi con người phải đối mặt với những thất bại, mất mát, thậm chí tuyệt vọng cùng cực. Khi đó con người cần sự giúp đỡ, động viên chia sẻ của cộng đồng. (Dẫn chứng). Sự cảm thông chia sẻ giúp con người vợi bớt nỗi đau, sự mất mát, có thêm nghị lực, sức mạnh niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện gắn bó hơn.Có nhiều cách thể hiện sự cảm thơng chia sẻ: lời nói, cử chỉ, việc làm thiết thực tùy theo hoàn cảnh, phụ thuộc tâm lí người được chia sẻ. Song điều cơ bản nhất là phải xuất phát từ tình cảm, sự rung động chân thành. Qua câu chuyện về sự cảm thông chia sẻ từ một đứa trẻ bốn tuổi, diễn giả muốn khẳng định: lòng vị tha, yêu thương là bản chất vốn có của con người, vì vậy cần vun xới cho đức tính đó được phát triển đến khi đứa trẻ đó trưởng thành. Phê phán những người có lối sống ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn bất hạnh của người khác.

4,Bài học nhận thức và hành động:

Để cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người phải có tình thương vị tha nhân ái, biết chia sẻ gắn kết với nhau.

Thiền sư và con bọ cạp

Khi người khác làm tổn thương bạn, bạn sẽ làm gì? Sẽ im lặng cho qua, sẽ tha thứ hay nhất định phải 'ăn miếng trả miếng'? Có một vị thiền sư gặp một con bọ cạp bị rơi xuống nước, ngài bèn ra tay cứu giúp nó. Ai ngờ ngài vừa chạm vào đã bị nó cắn một nhát vào tay. Có người thấy thế bèn hỏi: - Bọ cạp từ trước đến giờ luôn cắn người, tại sao thầy phải cứu nó? Thiền sư điềm đạm trả lời: - Cắn người là bản năng của bọ cạp cịn cứu nó là thiên tính của ta. Sao ta có thể vì bản năng của nó mà vất bỏ thiên tính của mình được. Lịng tốt là phẩm chất của bạn, cịn vơ ơn là thói xấu của họ, chẳng lẽ bạn vì thói xấu của người khác mà thay đổi bản tính tốt đẹp của mình? Lịng người vốn là thứ khó đốn nhất trên đời.Dẫu thế, bạn hãy cứ giúp đỡ người khác với tấm lịng vơ tư. Đừng băn khoăn suy nghĩ liệu mình có nhận lại được gì khơng'. Nhiều người thường dựa vào cách cư xử của người khác để đối xử lại. Kiểu như nếu anh đối xử tốt với tơi thì tơi cũng sẽ tốt với anh, nếu anh chơi xấu tơi thì anh cũng sẽ nhận về điều tương tự. Như vậy có phải bạn tự vấy bẩn nhân cách của mình rồi khơng? Thói thường ở đời, một khi bị đau thì nhất định phải quay lại trả thù kẻ đã làm đau mình, mấy ai chịu nhẫn nhịn bỏ qua. Lòng hiếu

thắng, sự hận thù đơi khi biến thành thứ vũ khí chống lại chính mình .Trong cuộc sống, khi bạn cố gắng làm tổn thương người khác thì người bị thương nhiều nhất lại chính là bạn đấy. Thế nên đừng bao giờ để một con rắn độc luồn vào trái tim bạn. Dù người khác có xấu bao nhiêu, ác bao nhiêu, làm tổn thương bạn rất nhiều nhưng chỉ khi bạn khoan dung lượng thứ thì nội tâm bạn mới có thể thanh thản được. Nếu bạn khơng thể tha thứ thì cách tốt nhất là đừng quan tâm đến họ nữa. Đừng nung nấu sự thù hận để rồi tự giết chết tâm hồn mình mỗi ngày. Im lặng chính là câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng. Dân gian có câu: 'Chưa đánh được người mặt đỏ như vang/ Lúc đánh được người mặt vàng như nghệ'. Họ làm tổn thương bạn là họ sai nhưng nếu bạn đáp trả thì bạn cũng sai. Có những cái sai không chỉ trái với đạo đức mà cịn khơng được pháp luật dung thứ. Tha thứ cho người khác không làm bạn yếu đi mà ngược lại cịn khiến bạn mạnh mẽ hơn. Người ta có thể dễ dàng trả đũa người khác nhưng để tha thứ cho kẻ từng làm tổn thương mình lại cần một bản lĩnh vững vàng. Tha thứ chính là cách đáp trả mạnh mẽ nhất.Sau tất cả, điều bạn cần nhất là sự bình yên trong tâm hồn mình. Nelson Mandela từng bị giam giữ suốt 27 năm. Đến khi trở thành Tổng thống Nam Phi, ông đã mời ba người cai ngục từng canh giữ ông đến gặp mặt. Khi Mandela đứng dậy cung kính chào ba người này thì tất cả những người ở đó, thậm chí cả thế giới đều phải tĩnh lặng. Ơng nói: 'Khi tơi bước ra khỏi phịng giam của mình, đi qua cánh cổng nhà tù để được tự do, tôi đã hiểu rõ ràng rằng, nếu không thể để nỗi đau và sự ốn hận của mình ở lại đằng sau, thì chính là tơi vẫn cịn đang ở trong tù'. Tha thứ cho người khác cũng chính là giải thốt cho chính mình.

Một phần của tài liệu tuyển tập đề nlxh từ các câu chuyện (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w