Lực, lực trường thế và hiện tượng quán tính.

Một phần của tài liệu Năng lượng của thực thể vật lý trong trường thực thể (Trang 30 - 32)

3. Các nguyên lý bảo toàn và trao đổi năng lượng.

3.4. Lực, lực trường thế và hiện tượng quán tính.

Trong cơ học, độ đo tương tác giữa các thực thể vật lý gọi là lực. Lực tương tác giữa trường của thực thể vật lý này với vật thể khác gọi là lực trường

thế. Trường của các thực thể vật lý, do đó, còn gọi là trường lực thế. Lực tương

tác trực tiếp giữa các vật thể với nhau không thông qua trường của thực thể vật

lý gọi là lực va chạm.

Lực là một đại lượng véc tơ, được đặc trưng bởi điểm đặt, độ lớn và hướng. Các đặc trưng này quy định tính chất của lực; đối với lực trường thế, chúng quy định tính chất của trường lực thế – không gian vật chất, trong đó mức độ thay đổi độ lớn của lực quy định độ đồng nhất của không gian, hướng của lực trường

thế quy định hướng của không gian.

Cần phân biệt nội lựcngoại lực tương ứng với nội năng và ngoại năng

của một thực thể vật lý. Ta có nội lực cơnội lực tổng: n N ni 1 F F (13) Fn N Fni 1 . (14) Ý nghĩa của nội lực cơ và nội lực tổng cũng tương đương như với ý nghĩa của năng lượng cơ và năng lượng tổng. Nếu một vật thể có hình dạng ổn định thì nội

lực cơ phải bằng không. Nhưng “bằng không” không có nghĩa là không có lực tác động và do đó để đặc trưng một cách đầy đủ phải xem xét cả nội lực tổng

(14) khác nhau đối với các vật thể khác nhau nữa tuy chúng có cùng nội lực cơ

(13) bằng không. Tuy nhiên trong thực tế, khó có thể xác định được nội lực đối

với một thực thể vật lý phức tạp được cấu thành từ vô số các phần tử thành phần,

nên chỉ có nội năng là còn có ý nghĩa thực tiễn thôi. Tương tự như vậy, ta cũng

ngoại lực cơngoại lực tổng:

ng n ngi

1

F

Fng N Fngi

1

(16) Vì số lượng các lực tác động từ bên ngoài vật thể thường là hữu hạn, do có thể bỏ qua những tác động “không đáng kể” nên việc xem xét đến ngoại lực

tổng không những là hoàn toàn khả thi mà còn thực sự cần thiết nữa. Tuy là đại lượng véc tơ nhưng tổng véc tơ lực tác động lên một vật thể =0 lại không đồng

nhất với bị “triệt tiêu” theo nghĩa là không còn lực tác động như được hiểu trong

phần tĩnh học, mà chỉ có nghĩa là một phần lực tác động từ phía các thực thể vật

lý khác lên nó đã chuyển thành “nội lực” của bản thân nó, một nửa còn lại vẫn đóng vai trò là “ngoại lực” để giữ thế cân bằng với thực thể vật lý khác – vật thể đã chuyển sang một trạng thái năng lượng mới, cho dù nó vẫn đứng yên hay chuyển động “thẳng đều”. Nói cách khác, trạng thái đứng yên hay chuyển động

thẳng đều chỉ cho ta thông tin động học thuần túy mà hoàn toàn thiếu vắng thông tin động lực học trong đó bao gồm cả trạng thái năng lượng của thực thể

vật lý – yếu tố quyết định tới sự tồn tại của chính nó. Cuối cùng, cũng cần xác định lực tổng hợp đối với một thực thể vật lý:

F  FnFng. (17)

Lưu ý là trong trường hợp bỏ qua ảnh hưởng của các thực thể vật lý khác

mà chỉ xét 2 thực thể A và B độc lập với các thực thể khác đó thì các đường sức

của cả hai luôn luôn là những đường hướng tâm nối giữa 2 vật thể và vì vậy, có

thể áp dụng mô hình lực trường thế đơn cực cho bất cứ thực thể nào trong chúng bất luận năng lượng của chúng có khác nhau đến mấy vì ngoại năng của chúng

luôn bằng nhau mà chỉ khác nhau ở nội năng.

Bên cạnh đó, lực trường thế của thực thể vật lý này tác động lên một vật thể

khác hoàn toàn phụ thuộc vào “vị thế” của chúng so với nhau nên ngoại năng được sinh ra gọi là thế năng. Tùy thuộc vào dấu của lực trường thế mà thế năng

có thể <0 và cũng có thể >0. Mặt khác, lực trường thế còn có thể khiến cho hai

vật thể chuyển động tương đối so với với nhau (chuyển động tịnh tiến) nhờ đó

hình thành nên động năng tịnh tiến– một thành phần của ngoại năng của vật thể.

Mặt khác, tương tác lẫn nhau giữa các thực thể vật lý không chỉ có lực trường

thế mà còn cả lực va chạm trực tiếp giữa vật thể với vật thể, nhờ đó cũng sinh ra động năng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách thức xẩy ra va chạm mà chuyển động

có thể vừa là tịnh tiến – tương ứng với động năng tịnh tiến, vừa là quay – tương ứng với động năng quay. Động năng tịnh tiến nếu được sinh ra do tương tác hút

nhau thì nó có thể <0, nhưng nếu nó là kết quả của quá trình va chạm giữa các

vật thể mà chỉ sinh công theo phương đẩy các vật thể ra xa nhau – tương đương

lực đẩy nhau >0. Trong khi đó, động năng quay luôn chỉ làm xuất hiện lực ly

tâm khiến cho lực hút giữa các phần tử cấu thành nên vật thể giảm đi. Do đó động năng quay chỉ có thể ≥0.

________________________________________________________________________Nhưng vì thế năng có thể <0 mà cũng có thể >0 nên ngoại năng bao gồm cả

Một phần của tài liệu Năng lượng của thực thể vật lý trong trường thực thể (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)