Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Một phần của tài liệu Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (2001 2015) (Trang 36 - 41)

D

2.1. Chủ trương của Trung ương về cuộc vận động xây dựng đời sống văn

2.1.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Văn hóa là một phạm trù xã hội rộng lớn, gắn liền với đời sống con người, do con người tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống và mục đích của con người. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng suy cho cùng khái niệmVăn

hóa cũng được hiểu theo hai cách: Nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hố, văn hố nghệ thuật, văn hóa ngơn ngữ…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo khơng gian, văn hố được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Băc, văn hố Trung Bộ, văn hóa Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (Văn hóa Gị Mun, Văn hố Hồ Bình, Văn hố ĐơngSơn…)…

Theo nghĩa rộng, UNESCO đã thống nhất định nghĩa văn hóa như sau:

Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là tồn bộ nhưng giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình

trong quá trình lịch sử [62, tr.7]. Với ý nghĩa đó, văn hố bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, phản ánh mức độ phát triển của toàn xã hội cũng như của một cá nhân riêng biệt về trình độ sản xuất, khoa học, kĩ thuật, tơn giáo, văn hóa, đạo đức...trong từng thời kì lịch sử nhất định.

Năm 1940, Hồ Chí Minh trong tập Nhật kí trong tù đã định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [33, tr.431]. Con người vừa là sản phẩm văn hóa vừa là chủ thể văn hóa. Văn hóa là phép ứng xử giao tiếp giữa con người với con người, con người với xã hội và con người với mơi trường tự nhiên. Chỉ có con người mới có văn hóa, mới có ý thức nâng cao chất lượng cuộc sống và tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hố họp năm 1970 ở Venise, Federico Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số

người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác biệt với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”.Cách hiểu này đã được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ ngay tại Hội nghị.

Các tác giả Trường Cao đẳng Văn hóa Hồ Chí Minh trong cuốn giáo trình Lý luận văn hố và đường lối văn hố của Đảng cho rằng, đời sống văn hoá bao gồm 4 yếu tố: văn hoá vật thể và phi vật thể; cảnh quan văn hoá; văn hoá cá nhân; văn hoá của các tế bào trong mỗi cộng đồng. Từ đó, các tác giả đưa ra khái niệm: Đời sng văn hoá là một b phn của đời sng xã hi, bao gm tng th nhng yếu t hoạt động văn hoá vật cht và tinh thn, nhng

tác động qua li lẫn nhau trong đời sng xã hội để to ra nhng quan h

văn hố trong cộng đồng, trc tiếp hình thành nhân cách và li sng ca

Văn hóa đóng vai trị cốt lõi trong giáo dục nhân cách con người và hoàn thiện xã hội. Nhờ có văn hóa và ngơn ngữ văn hóa, con người có thể được truyền đạt những tri thức và kinh nghiệm sống của bản thân, những chuẩn mực giá trị của nhân loại cho cá nhân và cộng đồng. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, những tri thức - kinh nghiệm được đúc kết thành những chuẩn mực, những giá trị như đạo đức, pháp luật…, một phần được hun đúc thành phong tục, tập quán, lễ nghi và được chuyển tải trong ngôn ngữ vào đời sống xã hội.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa. Cùng với quá trình đổi mới tồn diện đất nước được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), quan điểm của Đảng ta vừa có sự kế thừa, vừa có những nhận thức mới về văn hóa. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, dựa trên định hướng phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đổi mới tư duy vềvăn hóa, tiến đến nhận thức mới, sâu sắc, toàn diện về văn hóa và vai trị của nó với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kì đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam ln khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trị của văn hóa hàm chứa những nội dung lí luận, thực tiễn sâu sắc, vừa bổ sung, phát triển lí luận văn hóa Mácxít, vừa tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của thời đại phù hợp với tình hình thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì đổi mới.

Đời sống văn hoá là cụm từ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào những năm 80, 90 của thế kỉ XX. Tiền thân của cụm từ này là cụm từ Đời sống

mới, được tác giả Tân Sinh, một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 20/3/1947. Tác phẩm được Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu học tập của các cấp và toàn dân. Bối cảnh ra đời cụm từ này là dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vùng lên làm cuộc

Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh đổ thực dân Pháp và tầng lớp thống trị phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Trong hồn cảnh trình độ dân trí của nhân dân ta cịn thấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từmớithay cho từvăn hoáđể cho nhân dân ta dễ hiểu về xây dựng đời sống văn hố. Có thể coiĐời sống mớilà những bài viết đầu tiên đặt cơ sở lí luận cho việc xây dựng Đời sống văn hóa ra đời sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao, Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng Đời sống mới, nhằm xóa bỏ dần

những tàn dư lạc hậu của xã hội cũ, đồng thời giáo dục nhân dân tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính và trách nhiệm của mỗi con người đối với cộng đồng.

Cuốn sáchĐường lối văn hoá văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt

Nam năm 1987 đã luận giải: "Đời sống văn hố chính là những hành vi sống biểu hiện một trình độ văn hố, bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của từng cá nhân, nhằm mục đích văn hóa, văn hố tức là hoàn thiện con người". Năm 2000, cuốn Giáo trình Lý luận văn hố và đường lối văn hoá của Đảngđưa ra khái niệm: "Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó).

Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo quy luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị Chân, Thiện, Mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hố con người. Đời sống văn hóa là q trình diễn ra sự trao đổi thơng qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Đó là q trình văn hóa, mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để con người biến đổi

môi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân văn, làm ra được nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình.

Đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong mơi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động vào làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của con người.

Khái niệm Khu dân cư chưa thấy trong các từ điển tiếng Việt cũng như quy chuẩn đề ra trong các văn bản Nhà nước. Về phương diện tổ chức, khu dân cư không phải là một cấp hành chính, nhưng dù tồn tại dưới hình thức, tên gọi nào, quy mơ địa giới hành chính đến đâu thì khu dân cư vẫn có 3 đặc trưng chung chủ yếu sau:

1- Khu dân cư là một cấu trúc cộng đồng, bao gồm một số hộgia đình tụ cư, sống đan xen trong một khu vực địa lí nhất định (thơn, xóm, bản, khu phố...). Có khu dân cư tồn tại ổn định từ lâu đời, có khu dân cư mới đang trong q trình hình thành biến đổi... tuỳ theo yêu cầu, cách sắp xếp bố trí của mỗi địa phương.

2- Các hộ dân sinh sống ở khu dân cư không phụ thuộc theo huyết thống, có quan hệ gắn bó với nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá tinh thần, trong giao tiếp xã hội, tâm lí tư tưởng và ứng xử cộng đồng.

3- Các hộ dân sinh sống ở khu dân cư ngoài chịu sự tác động, chi phối của chủtrương, chính sách, pháp luật chung của Đảng, Nhà nước, còn chịu sự

tác động, chi phối của bộ máy chính quyền địa phương, của hệ thống chính trị khu dân cư cùng các phong tục, tập quán nơi bản thân mình cư trú, sinh sống.

Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua tháng 9/2004, tại Điều 27, Chương IV có ghi: Ban Cơng tác Mặt trận được thành lập ở thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, khu phố (gọi chung là “khu dân cư”). Như vậy, có thể hiểu khu dân cư là nơi tập trung sinh sống của nhiều hộ dân cư, có quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống, là đơn vị hành chính nhỏhơn phường xã.

Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư chính là bước đi, là cách thức để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm khơi dậy, lôi cuốn và huy động tối đa sức mạnh tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật, tạo nên những sản phẩm văn hóa của cộng đồng ngay tại từng cụm dân cư, làng xóm, cơ quan, đơn vị, trường học…

Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư là hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đời sống con người, đóng góp vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường sống của cộng đồng; nâng cao học vấn, kiến thức và kĩ năng sống, văn hóa ứng xử trong cộng đồng, phát triển các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, bài trừ mọi hoạt động văn hóa phản tiến bộ; thực hành nếp sống công dân, tôn trọng pháp luật, chấp hành chính sách xã hội; xây dựng lối sống dân chủ, tự quản trên cơ sở quy ước đồng thuận của cộng đồng, xây dựng lối sống tình nghĩa

Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống…

Một phần của tài liệu Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (2001 2015) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)