Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và trợ giúp SV điều chỉnh KHHT

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 125 - 127)

3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC

3.2.6. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và trợ giúp SV điều chỉnh KHHT

Trong quá trình học tập và thực hiện KHHT, đôi khi SV sẽ gặp một số vấn đề phát sinh ngồi ý muốn, hiệu quả khơng cao hoặc có thể xảy ra tình trạng SV buộc phải giảm bớt số học phần hoặc phải điều chỉnh KHHT để chuyển sang

học học phần khác... Do đó, kiểm tra để có những thơng tin và điều chỉnh KHHT cho phù hợp là điều rất cần thiết.

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện mục tiêu, phát hiện những vấn đề có liên quan đến khả năng thực hiện KHHT đạt mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh KHHT cho phù hợp.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện KHHT, xem SV đã từng thực hiện KHHT như thế nào?

- Đánh giá mức độ thực hiện KHHT (Kết quả đạt được như thế nào so với mục tiêu đã đề ra? KHHT mà SV dự định thực hiện có phù hợp khơng?)

- Điều chỉnh KHHT cho phù hợp.

3.3.6.3. Cách thực hiện biện pháp

- Trong trường hợp SV đã lập KHHT, nhưng SV tự phá vỡ KH của chính mình, khơng thực hiện KH do mình đề ra, thì CVHT tư vấn cho SV cần có những biện pháp để thúc đẩy mình thực hiện theo đúng KHHT đã đề ra. Vì dù KHHT có hồn hảo đến đâu, nhưng khơng thực hiện thì sẽ khơng đạt được mục tiêu học tập mà mình mong muốn.

- Trong trường hợp SV đã đề ra và thực hiện nghiêm túc KHHT của mình mà kết quả cuối cùng lại không như mong muốn, thì có thể KHHT của SV đã thực sự có vấn đề. Ở trường hợp này, CVHT giúp SV cần tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh lại. Có thể SV đã sắp xếp thời gian chưa cân đối, chưa phù hợp nhất với mình hay SV đã đặt ra những mục tiêu quá cao so với khả năng của mình. Tùy vào mỗi người, chúng ta sẽ tìm ra nguyên nhân và điều cần thiết là điều chỉnh lại KHHT sao cho phù hợp nhất với chính mình. Trong KHHT, có thể điều chỉnh về thời gian, hay số lượng TC … cũng có thể tham khảo ý kiến của những bạn đạt kết quả tốt hơn để tìm ra hạn chế của mình.

- Lập KHHT giúp SV thực hiện hoạt động học tập có hệ thống theo tiến độ học tập của mơn học, chương trình học, theo tiến độ tuần, học kì, năm học...

Cho nên sau mỗi mơn học, tuần học, học kì, SV cần đánh giá xem mình đã tiến bộ được bao nhiêu, đạt được mục tiêu ở mức độ nào, để từ đó có những điều chỉnh KHHT cho phù hợp và viết lại những thay đổi này trong bản KH.

- Một trong những cách để theo dõi, kiểm tra thực hiện KHHT hữu ích là ghi nhật kí học tập. Nhật kí học tập giúp SV kiểm định cách sử dụng thời gian của mình, giúp SV theo dõi những thay đổi về sinh lực, sự tỉnh táo và hiệu quả học tập trong ngày, giúp SV theo dõi cách học, theo dõi sự tiến bộ của bản thân, ghi chú những đánh giá của GV, bạn bè, người khác khi họ nói điều gì đó là “điển hình của mình”... Bằng cách phân tích Nhật ký hoạt động, SV có thể nhận ra và cắt bỏ những việc phí thời gian hoặc có lợi ích thấp. SV cũng sẽ biết lúc nào trong ngày mình làm việc có hiệu quả nhất để làm những việc quan trọng nhất vào quãng thời gian đó.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Vai trò tư vấn, hỗ trợ SV của CVHT và GVCN cần được phát huy cao;

- Thái độ chủ động, tích cực trong học tập và trong quá trình thực hiện KHHT của SV.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)