Thực nghiệm phát triển KN lập KHHT trong ĐTTC

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 128)

3.3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm

3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Khẳng định tính khả thi, hiệu quả của biện pháp tác động góp phần phát triển KN lập KHHT cho SV.

3.3.1.2. Mẫu khách thể thực nghiệm, địa bàn và thời gian thực nghiệm a. Mẫu khách thể thực nghiệm

Chúng tôi chọn mẫu nghiệm thể là 02, với:

SV năm thứ nhất của Trường ĐHGD – ĐHQGHN, gồm 2 lớp:

 Lớp SP Văn K57 (QH2012-S-Văn) là lớp TN, n = 56 SV;

 Lớp SP Sử K57 (QH2012- S-Sử) là lớp ĐC, n = 47 SV;

SV năm thứ nhất Học viện Tài chính, Dự án Ngân hàng – Bảo hiểm, Lớp NHBH - 2012B (37 SV).

b. Thời gian thực nghiệm

Học kỳ 1, năm thứ nhất, từ 25.9.2012 đến 24.12. 2012.

3.3.1.3. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu tiến hành các biện pháp tác động (đã đề xuất ở mục 3.2) thì có thể góp phần nâng cao KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC.

Biến tác động: 3 nhóm biện pháp tác động Biến phụ thuộc: KN lập KHHT.

3.4.1.4. Tổ chức thực nghiệm a. Chuẩn bị thực nghiệm

Đối với GV tổ chức khóa học định hướng lập KHHT (3 người): Tập huấn cho

Cán bộ, GV để họ nắm được yêu cầu, nội dung của Khoá học định hướng lập KHHT gắn với Chương trình định hướng SV làm quen với môi trường học tập ở đại học, phổ biến nội quy, quy chế, qui định về học tập, sinh hoạt trong trường, những yêu cầu về học tập nói chung ở đại học, về những yêu cầu học tập, nội dung lập KHHT theo học chế TC. Trong đó, nội dung hướng dẫn cho SV lập KHHT là 1 buổi (3 tiết) và có 2 bài TEST và 3 mẫu KHHT. Bài tập là Lập KHHT Khóa học, KHHT Năm học thứ nhất, KHHT Tháng (từ 02.10 - đến 30.10.2012 và KHHT tuần thứ 2 (01.10.2012 đến 07.10.2012).

o TS. Trần Anh Tuấn (Trường ĐHGD- ĐHQG HN) và tác giả luận án này là người trực tiếp tổ chức khóa học với sự trợ giúp của Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ SV của trường ĐH KHXH-NV (Trung tâm CASA). Cùng dự tập huấn có 2 CVHT là Th.S. Đoàn Thu Linh (Lớp K57 SP- Văn) và Th.S. Lê Thị Diệu Thúy (Lớp K57 SP- Sử).

o Thời gian thực hiện: Buổi sáng 25.9.2012 tập huấn và thu các sản phẩm ngày 02.10.2012

Đối với CVHT (2 người): Tập huấn cho CVHT các nội dung hướng dẫn, tư vấn cho SV về học tập nói chung ở đại học và học tập theo học chế TC, trong đó có yêu cầu về việc lập KHHT.

o Tác giả luận án là người hỗ trợ trong quá trình các CVHT thực hiện nội dung TN.

o CVHT triển khai nội dung là Th.S. Đoàn Thu Linh (Lớp K57 SP-Văn) và Th.S. Lê Thị Diệu Thúy (Lớp K57 SP- Sử);

o Thời gian thực hiện: Học kỳ 1 năm thứ nhất, từ 02.10.2012 đến 24.1.2013.

Đối với GV giảng dạy môn học Giáo dục học đại cương: Trao đổi và thống nhất nội dung TN với GV. Trong quá trình lên lớp giảng dạy lý thuyết và tổ chức các khâu thực hành, kiểm tra, GV sẽ thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung tập

luyện hình thành KN lập KHHT cho SV trong tối thiểu 4 lần (Tuần 1, tích hợp với hướng dẫn SV sử dụng Đề cương môn học; Tuần 2 tích hợp với nội dung phần 2 của Chương 1 “Nhập môn giáo dục học”; Tuần 3 và Tuần 8 dành 1 tiết/ tuần để hướng dẫn và tư vấn SV chỉnh sửa các KHHT) kết hợp với kiểm tra việc triển khai thực hiện KH.

GV triển khai nội dung TN là TS. Trần Anh Tuấn (Lớp K57 SP-Văn) và lớp ĐC do Th.S. Mai Quang Huy (K57 SP- Sử).

Thời gian thực hiện: Học kỳ 1 năm thứ nhất, từ 02.10.2012 đến 24.1.2013 (02 hTC/ tuần).

Đối với GV giảng dạy môn học Phương pháp học đại học: Môn học thuộc khối kiến thức chung bắt buộc (02 TC, 16 tiết lý thuyết; 12 tiết thực hành), dạy cho SV năm thứ nhất vừa nhập học. Nội dung Chương 3 là “Đặc điểm của hoạt

động học tập trong phương thức đào tạo TC” (4;2) và nội dung Chương 4 của

môn học là “Lập KH học tập ở đại học trong ĐTTC” (4;4 tiết). GV là TS. Trần Anh Tuấn trực tiếp lên lớp giảng dạy lý thuyết lập KHHT, cung cấp các mẫu KHHT và tổ chức thực hành lập KHHT cho SV, kiểm sốt q trình tập luyện hình thành KN lập KHHT ở SV. GV phải làm 02 bài TEST và triển khai 4 mẫu KHHT (KHHT tồn khóa; KHHT năm học; KHHT tuần học và KHHT môn học). Thực hành tại chỗ (trên máy tính laptop) và thu sản phẩm hồn thiện sau đó 03 ngày.

GV triển khai nội dung TN là TS. Trần Anh Tuấn; Lớp TN là Lớp NHBH 2012 B (37 SV);

Thời gian thực hiện: Học kỳ 1 năm thứ nhất, giảng dạy mơn học theo hình thức cuốn chiếu, từ 26.10.2012 đến 30.11.2012 (04 hTC/ tuần);

 Khảo sát đầu vào của SV nhằm lượng hóa kết quả trước TN ở SV.

b. Nội dung tác động

Chúng tôi tổ chức tác động theo 3 nhóm biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV.

Cung cấp tri thức cho SV về ĐTTC và về lập KHHT, chúng tơi chọn tác động tổ chức khóa học định hướng về lập KHHT;

Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn cho SV lập KHHT của CVHT trong ĐTTC; Tích hợp, lồng ghép rèn luyện KN lập KHHT trong quá trình giảng dạy các môn học.

(Riêng lớp NHBH-K2012B chỉ TN Biện pháp 3, về nội dung lồng ghép Hướng dẫn KN lập KHHT trong môn học).

c. Tổ chức tác động

Tổ chức định hướng về lập KHHT cho SV năm thứ nhất khi mới vào học trường ĐHGD, do PĐT phối hợp với CVHT các khoa hướng dẫn cho SV một số nội dung:

- Giới thiệu về môi trường học tập ở đại học, về nhà trường về các cán bộ của nhà trường…;

- Giới thiệu về chương trình đào tạo, phác họa chân dung hành trình trong suốt quá trình học của SV và đưa ra hình ảnh của SV sau khi đã hồn thành chương trình đào tạo.

- Phổ biến nội quy, quy chế, qui định về học tập, sinh hoạt trong trường, những yêu cầu về học tập nói chung ở đại học, về những yêu cầu học tập theo học chế TC,

- Hướng dẫn SV về phương pháp học tập ở đại học, đặc biệt trong đào tạo theo học chế TC;

- Trang bị kiến thức về lập KHHT trong ĐTTC, cụ thể:

 Khái niệm KH, lập KHHT;

 Ý nghĩa, vai trò của lập KHHT;

 Nội dung cơ bản của KHHT;

 Các KN lập KHHT;

 Qui trình (các bước) lập KHHT trong ĐTTC;

CVHT tư vấn, hỗ trợ SV lập KH và thực hiện KHHT, cụ thể:

- CVHT hướng dẫn cho SV tìm hiểu chương trình đào tạo của khoá - ngành và cách lựa chọn học phần;

- CVHT hướng dẫn SV lựa chọn các học phần được Nhà trường tổ chức giảng dạy từng học kỳ, vừa phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo, vừa phù hợp với NL, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hồn cảnh kinh tế của từng SV;

- CVHT giới thiệu Mẫu KHHT và một vài KHHT tồn khóa, KHHT năm/học kì, KHHT tuần/ ngày... tiêu biểu để các SV làm mẫu, đồng thời tư vấn cho SV cách thức xây dựng KHHT cá nhân cho tồn khóa học với tiến độ mục tiêu (học nhanh hay chậm), và tư vấn KH cụ thể của từng học kỳ...

- CVHT hướng dẫn cho SV về cách đăng ký học phần; - Đề nghị SV lập KHHT và nộp cho CVHT.

- CVHT động viên, nhắc nhở SV thực hiện KHHT mà SV đã lập và thường xuyên giám sát quá trình học tập của SV. Thơng qua tình hình, kết quả học tập của SV để tư vấn, hướng dẫn SV trong việc điều chỉnh KHHT cho phù hợp với NL và hoàn cảnh của từng SV.

GV tích hợp, lồng ghép rèn luyện KN lập KHHT trong quá trình giảng dạy mơn học, cụ thể:

- GV công bố trước bảng KH giảng dạy cụ thể cho môn học, mỗi chương, mỗi bài, công bố trước đề cương chi tiết môn học, KH kiểm tra, hệ thống các bài tập nhóm, bài tập cá nhân, hoạt động seminar, thảo luận ... SV dựa vào đó để định ra các cơng việc mình sẽ làm trong thời gian bao lâu và làm như thế nào.

- Với hệ thống yêu cầu đặt ra, GV yêu cầu SV phải lập KHHT môn học, KHHT trên lớp, ở nhà, đi thư viện tìm tài liệu cho đến KH seminar, KH ơn tập, kiểm tra, thi và nộp cho GV;

- GV theo dõi quá trình học tập, thực hiện KHHT môn học của SV, khuyến khích họ cam kết thực hiện và hoàn thành bài đúng thời hạn.

3.3.1.5. Cơng cụ và các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm a. Công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm

Chúng tôi thiết kế công cụ bằng bảng hỏi dựa trên cơ sở một số nội dung đã được khảo sát đánh giá thực trạng KN lập KHHT theo TC của SV và KHHT mà SV đã lập.

b. Tiêu chí đo kết quả thực nghiệm

 Các tiêu chí đo nhận thức các nội dung cơ bản của một bản KHHT theo TC: Nhận thức về 7 nội dung cơ bản cũng là 7 tiêu chí về một bản KHHT:

- Các mục tiêu cần đạt

- Trình tự các cơng việc phải làm

- Quỹ thời gian để thực hiện

- Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện KH

- Dự kiến các phương án thực hiện

- Khả năng thay đổi, điều chỉnh KH

- Sự cộng tác, phối hợp với bạn bè và giáo viên.

 Các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện KN lập KHHT gồm 7 tiêu chí:

- Nhận diện bản thân và các điều kiện học tập;

- Xác định mục tiêu học tập;

- Xác định các công việc cần phải thực hiện và lựa chọn các phương án thực hiện;

- Lập thời gian biểu, lịch trình cơng việc;

- Viết ra KH;

- Thực hiện KH

- Đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh KH.

c. Xác định các mức độ nhận thức, mức độ thực hiện KN lập KHHT

Tính điểm trung bình của từng mức độ:

Mức độ nhận thức: Tính điểm trung bình của từng mức độ nhận thức

Mức độ thấp (1 ≤ X< 1,67) Mức độ trung bình (1,67 ≤ X< 2,34) Mức độ cao (2,34 ≤ X≤ 3)  Mức độ thực hiện KN lập KHHT theo TC Mức độ 1: Chưa thực sự có KN lập KHHT trong ĐTTC (1 ≤ X< 1,4) Mức độ 2: Mức độ thấp (1,4 ≤ X< 1,8) Mức độ 3: Mức độ trung bình (1,8 ≤ X< 2,2) Mức độ 4: Mức độ khá (2,2 ≤ X< 2,6) Mức độ 5: Mức độ cao (2,6 ≤ X< 3)

3.3.2. Kết quả thực nghiệm của 2 lớp K57 SP- Văn và Lớp K57 SP- Sử

Các kết quả TN trên nhóm TN được phân tích đánh giá theo 2 lát cắt: Trước và sau TN.

3.3.2.1. Kết quả đo nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT trong ĐTTC của SV nhóm TN (n=56) và ĐC (n = 47) trước và sau thực nghiệm.

Các kết quả TN được thể hiện ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Bảng 3.1. Sự thay đổi nhận thức về nội dung cơ bản của bản KHHT của SV nhóm

ĐC và nhóm TN trước và sau TN

Lần đo Trước TN Sau TN

Nhóm Nhóm ĐC K57SP - Sử Nhóm TN K57SP -Văn Nhóm ĐC K57SP- Sử Nhóm TN K57 Sp-Văn T-Test STT Các nội dung ĐTB TB ĐTB TB Độ lệch ĐTB TB ĐTB TB Độ lệch t p 1 Các mục tiêu cần đạt 2,14 1 2,16 1 -0,02 2,18 1 2,75 2 -0,57 3,84 0,00 2 Trình tự các cơng việc phải làm 2,12 2 2,11 2 0,01 2,16 2 2,80 1 -0,64 4,19 0,00 3 Quỹ thời gian để

thực hiện 2,08 3 2,07 3 0,01 2,11 3 2,64 5 -0,53 3,87 0,00

4

Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện KH

1,94 4 1,98 4 -0,04 2,01 4 2,65 4 -0,64 4,06 0,00

5 Dự kiến các phương

án thực hiện 1,86 5 1,88 5 -0,02 1,91 5 2,67 3 -0,76 4,13 0,00 6 Khả năng thay đổi,

điều chỉnh KH 1,78 6 1,81 6 0,03 1,82 6 2,48 6 -0,62 3,52 0,00 7 Sự cộng tác, phối hợp với bạn bè và GV 1,73 7 1,70 7 0,03 1,76 7 2,42 7 -0,66 3,64 0,00 Chung 1,95 1,96 -0,01 1,99 2,63 -0,64 Nhận xét: a. Trước thực nghiệm

Mức độ nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT của SV nhóm ĐC và TN trước TN là tương đương nhau, đều ở mức độ trung bình (X = 1,95 và X = 1,96). Mức độ nhận thức này của SV nhóm ĐC và TN phản ánh đúng thực trạng mức độ nhận thức của SV nói chung được nghiên cứu và phân tích ở phần thực trạng của đề tài.

Điều này chứng tỏ, các nhóm chọn để tiến hành TN và ĐC có thể đại diện cho SV các trường đại học. Sau TN, giữa hai nhóm có sự khác biệt thì sự khác biệt đó có thể là do các biện pháp tác động.

b. Sau thực nghiệm

Sau thời gian TN tác động đối với nhóm TN, chúng tơi tiến hành đo lại kết quả ở cả hai nhóm TN và ĐC.

Mức độ nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT của SV nhóm ĐC:

So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm ĐC, có thể thấy điểm nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT đều có chiều hướng biến đổi tăng lên (từ 1,95 lên 1,99), song vẫn dừng lại ở mức độ trung bình. Như vậy, sau cùng một thời gian TN, mức độ nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT của nhóm ĐC (Lớp K57 SP- Sử) không được tăng lên.

Mức độ nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT của SV nhóm TN và nhóm ĐC:

Xem xét nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT theo TC của SV nhóm TN (K57 SP - Văn) và ĐC (Lớp K57 SP - Sử), chúng tơi thấy có sự thay đổi vượt mức. SV nhóm TN có ĐTB = 2,63 (mức cao), độ lệch là -0,64 cao hơn nhóm ĐC (ĐTB =1,99). Kiểm định T-test với kết quả p = 0,000 0,001 cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, sau các buổi học định hướng về lập KHHT, mức độ nhận thức đã có sự thay đổi rõ rệt. Với sự tăng vượt mức mức độ nhận thức của nhóm TN so với nhóm ĐC và kiểm định có ý nghĩa về mặt thống kê, cho phép chúng tơi khẳng định hiệu quả tích cực của biện pháp tác động.

Mức độ nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT của SV nhóm TN:

Sự thay đổi mức độ nhận thức của SV không chỉ thể hiện rõ giữa nhóm ĐC và TN, mà cịn thể hiện rõ ở chính nhóm TN (K57 SP- Văn) trước và sau TN, từ mức độ nhận thức trung bình lên mức độ cao (X= 1,96 lên X= 2,63), độ lệch là - 0,67. Kiểm định T-test để xác định sự khác biệt giữa mức độ nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT của SV nhóm TN cho kết quả p = 0,000 0,001,

đã khẳng định sự khác biệt đó là có ý nghĩa thống kê. Điều đó càng khẳng định biện pháp tác động đã góp phần nâng cao mức độ nhận thức về các nội dung cơ bản của bản KHHT của SV mà điều này khơng có được ở nhóm ĐC.

Như vậy, có thể khẳng định, nếu tổ chức tốt khóa học định hướng ngắn hạn về lập KHHT cho SV trong ĐTTC, thì nhận thức, hiểu biết của SV về lập KHHT sẽ được nâng lên. Hiểu biết về lập KHHT của SV nâng lên thì KN lập KHHT của họ trong ĐTTC cũng sẽ được nâng lên. SV Nguyễn Ngọc M., lớp SP Văn K57, ĐHGD có ý kiến: “Qua hoạt động định hướng này, em có bức tranh

chung về những năm học ở đại học, em cảm thấy tự tin hơn nhiều... Trước kia, chúng em hiểu KHHT là thời khóa biểu; nội dung bản KHHT gồm tên công việc và thời gian thực hiện. Bây giờ, em mới hiểu nội dung bản KHHT không đơn thuần như vậy, gồm nhiều nội dung từ Các mục tiêu cần đạt, trình tự các cơng việc phải làm... đến sự cộng tác, phối hợp với bạn bè và GV. Em sẽ lập được KHHT gồm những nội dung đó”.

Xét những biểu hiện trên có thể nhận thấy biện pháp tác động đã làm thay đổi nhận thức của SV. Quan sát biểu đồ 3.1, có thể thấy rõ sự thay đổi này.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)