Huy Cận nhà thơ của tình đời và niềm khát vọng sự sống vĩnh hằng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận (Trang 52 - 53)

Chương 2 : CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

3.1. Huy Cận nhà thơ của tình đời và niềm khát vọng sự sống vĩnh hằng

3.1.1. Vài nét về cuộc đời Huy Cận

Huy Cận, tên đầy đủ là Cù Huy Cận, sinh năm 1919 tại làng Ân Phú, Xã

Đức Ân, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

Thuở nhỏ Huy Cận học ở quê, đang học lớp tư được vài tháng, Huy Cận

được ông cậu đưa vào Huế học hết tú tài tồn phần năm 1939. Sau đó Huy Cận ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận bắt đầu tham gia hoạt động Việt Minh. Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, Huy Cận được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Canh nơng, sau đó lần lượt đảm nhận các chức vụ Thứ trưởng Bộ Canh, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thứ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa (1955 -1984), Bộ tr- ưởng đặc trách cơng tác Văn hóa nghệ thuật kiêm Chủ tịch ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngày 19 tháng 2 năm 2005, Huy Cận mất tại Hà Nội. Huy Cận là nhà hoạt động văn hóa say mê bền bỉ. Ơng am hiểu sâu sắc nền văn hóa dân tộc và nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ơng khơng phải

là người theo Thiên Chúa giáo hay Phật giáo nhưng ông nghiên cứu những triết

lý của hai tôn giáo này và trân trọng những di sản văn hóa tơn giáo, kết hợp nhuần nhị giữa Đạo và đời.

3.1.2. Hành trình sáng tạo thơ của Huy Cận

Bài thơ đầu tiên, Chiều xa của Huy Cận được đăng trên báo Ngày nay, số

Tết năm 1938. Từ đó thơ Huy Cận liên tục được đăng tải trên các báo và đến cuối năm 1940 tập thơ Lửa thiêng ra đời. Với Lửa thiêng, vị trí của Huy Cận đ-

ược khẳng định một cách chắc chắn trên thi đàn, ông trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bên cạnh mạch sầu vạn kỷ chảy man mác trong suốt tập thơ, người đọc vẫn nhận ra ngọn lửa thiêng của tâm linh huyền diệu soi sáng, hướng con người vươn tới chốn thanh cao. Sau Lửa thiêng,

Huy Cận viết tiếp Vũ trụ ca. Những thi phẩm trong tập thơ này mang một mục đích tinh thần rõ nét: Vui chung vũ trụ/ Nguôi sầu nhân gian. (Triều nhạc). Để

Có lẽ tư tưởng của Trang Tử có ảnh hưởng khơng nhỏ đến Huy Cận trong hành

trình sáng tác Vũ trụ ca.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)