Niềm tâm sự của kẻ mất thiên đường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận (Trang 53 - 73)

Chương 2 : CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

3.2. Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận trước Cách mạng

3.2.1. Niềm tâm sự của kẻ mất thiên đường

Cũng như những thi nhân trong phong trào Thơ mới, Huy Cận có nỗi

buồn tủi và nỗi cơ đơn của người dân nô lệ nhưng mỗi nhà thơ có cách cắt nghĩa theo những con đường riêng của mình.

Lửa thiêng của Huy Cận dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, triền miên những

nỗi đau đời. Ông “đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạnh

sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngấm trong cõi đất này”.

Với Lửa thiêng, Huy Cận đã dâng tặng cho đời những vần thơ đẹp, nh-

ưng buồn ảo não bậc nhất. Buồn bã cô đơn là tâm trạng chung của các nhà Thơ mới, nhưng khơng có nhà thơ nào “Buồn nhiều, buồn sâu, buồn thấm” như Huy Cận. Đi dọc Lửa thiêng, ta thấy “buồn” và “sầu” giăng mắc khắp các câu thơ.

Thi nhân buồn trong mọi lúc: “chiều buồn”, “đêm sầu”, “Buồn đêm mưa”, “buồn xế trưa” ... Nỗi buồn từ “vạn thuở”, “vạn kỉ” lan toả khắp không gian, thời gian.

Con người trong Lửa thiêng “bơ vơ”, “gố bụa”, khơng tìm đợc điểm tựa giữa cõi trần. Đó là sự cơ đơn gần như tuyệt đối trên cả trục không – thời gian:

Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển Suốt một đời như núi đứng riêng tây. (Mai sau) Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu. (Ê chề)

Quan niệm về con người cá nhân trong thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám là con người bị mất thiên đường, bị cắt ra khỏi vũ trụ, bị đày xuống “Xứ hờ” và từ đó bơ vơ lạc lõng giữa chốn trần gian.

Con người trong thế giới nghệ thuật Lửa thiêng được hình dung như một sinh linh gồm 3 thực thể vừa thống nhất, vừa phân hố: Linh hồn, tấm lịng và thân thể. Thân thể là thực thể hữu hạn trong không gian, thời gian, chỉ tồn tại nơi trần thế, là “Bình thịt xương để chứa đựng linh hồn”. Tấm lịng là thực thể vơ hình

ln gắn liền với thân thể, tồn tại cùng thân thể, là tâm tư tình cảm của con ng- ười. Trong khi thân thể và tấm lòng là hữu hạn, chỉ tồn tại ở cõi trần thì linh hồn lại trường tồn, bất tử, linh hồn có thể tồn tại trong cả ba thế giới: Thiên đường, địa ngục, trần gian.

Trong Lửa thiêng, Huy Cận nói đến thân nhưng đó khơng phải là ý thức

về cá nhân riêng tư nhất của con người, cũng không phải là ý thức của thân phận

con người trong cuộc đời cũ. Thân theo quan niệm của nhà thơ là thân thể, thể

xác, phần vật chất hiện hữu gắn liền với cuộc đời phàm tục, là giới hạn ngăn cách giữa người và người. Điều mà nhà thơ quan tâm hơn đó là lịng, tấm lịng, là tình người, tình đời sâu nặng. Từ đó Huy Cận chuyển từ cảm hứng thương

thân trong văn học trung đại sang cảm hứng thương lòng.

Trong lúc cảm hứng thương thân xuất phát từ ý thức về thân phận thì

đời. Con người trong thế giới thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám là con

người cá nhân cơ đơn khơng tìm được niềm giao cảm:

Lòng chàng xa chốn nọ với nơi này Đây hay đó chỉ dựng chịi cơ độc. (Mai sau)

Tình trạng cô đơn của con người trong xã hội cũ được Huy Cận cắt nghĩa theo hai con đường, một con đường xuất phát từ quan hệ xã hội và một con đường mang màu sắc tôn giáo.

Trước hết, Huy Cận cho rằng tình trạng cơ đơn của con người là do sự

tuyệt giao của những tấm lịng. Càng khát khao giao tiếp tình cảm, nhà thơ càng đau đớn tuyệt vọng vì sự hờ hững, thờ ơ của bao tấm lòng khác:

Mong trốn tránh bơ vơ Tơi đem tình bán rẻ Cho vạn khách thờ ơ Và lịng tơi đã ế.

(Ê chề)

Vì vậy, nhà thơ thường hay nói đến những tấm lịng đau thương, buồn

tủi, xót xa: “Lịng hoảng hốt”, “lòng lạnh”, “lòng run”, “lòng sầu”, “lòng buồn”, “lòng quạnh hiu”, „lòng đau xé”... Nỗi đau lòng của nhà thơ Huy Cận là một mặt biểu hiện của lịng u đời, niềm khát khao tình u hạnh phúc nhưng không được đền đáp. Trong thơ Huy Cận có một thế giới tấm lịng rất phong phú

nhưng có điều tấm lịng khơng đến được với nhau trong đời vì mỗi người là một

ốc đảo cô đơn, con người bị những hàng rào ngăn cách, ngay cả khi khoảng khơng gian được rút ngắn thì khoảng cách của những tấm lòng vẫn cứ vời xa:

“Gần gũi song le vẫn biệt rào” (Song Song).

Hình tượng con người cô đơn là quan niệm phổ biến của các nhà thơ lãng mạn, nhưng ở mỗi nhà thơ có cách chuyển hố quan niệm theo

cách riêng của mình. Xuân Diệu cắt nghĩa sự cô đơn bằng những phẩm chất quá “riêng tây” của mình. Con người ấy có lúc q thơ ngây, khờ khạo, ngu ngơ, có lúc lại q kiêu hãnh với cái tơi của mình.

Ta là một, là riêng, là thứ nhất Khơng có ai bè bạn nổi cùng ta (Hi mã lạp sơn)

Vũ Hoàng Chương cắt nghĩa sự cô đơn bằng cảnh huống của những

kẻ lạc loài, của những người “Đầu thai nhầm thế kỷ”.

Nguyễn Bình lý giải sự cơ đơn của mình bằng kiểu người tha hương,

lạc bước giữa chốn thị thành. Con người cá nhân cô đơn, trong thơ Huy Cận lại hội tụ ở thế giới tấm lịng, khơng tìm thấy niềm giao cảm của cuộc đời.

Trong thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám không chỉ có tấm lịng tuyệt giao với cuộc đời mà cịn có cả linh hồn cũng lạc lõng bơ vơ giữa chốn trần gian. Đấy chính là tình trạng bi đát của con người, kẻ mất Thiên đường, cô đơn nơi trần thế. Nhà thơ Huy Cận đã dùng tri thức và triết lý của Thiên Chúa giáo để cắt nghĩa tình trạng cơ đơn của con người. Đó chính là truyền thuyết về Adam và Eva ăn trái cấm (Quả Tri thức) vì vậy họ bị đuổi ra khỏi Vườn Địa đàng, bị đày ải ở chốn trần gian và chịu cảnh:

Nhưng cô độc đã thầm ghi trên trán, Lịng lạc lồi ngay từ thuở sơ sinh

Quan niệm Thiên Chúa giáo về phần hồn và phần xác cũng được Huy

Cận sử dụng để nói về sự chia biệt, cô đơn:

Tôi đâu biết thịt xương là sông núi Chia biệt người ra từng xứ cô đơn. (Trình bày)

Quan niệm đó cũng được Huy Cận sử dụng trong bài Thân thể để giải thích rõ hơn về phần hồn và phần xác của con người:

A! Thân thể! Một cái bình tội lỗi Đất sơ sinh đã hóa lại bùn lầy. (Thân thể)

Theo Thiên chúa giáo, thân thể vốn là cát bụi và con người được sinh ra khi

Chúa thổi phần hồn vào đó. Bởi vậy xác chỉ phần vật chất chứa đựng linh hồn và khi

bình bên Chúa. Trước những buồn bã, cơ đơn, bế tắc trong cuộc đời có lúc Huy Cận

đã trình bày nhu cầu giải thốt theo quan niệm đó:

Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang Sầu đã chín, xin Người thơi hãy hái Nhận tôi đi dầu địa ngục, thiên đường. (Trình bày)

Rõ ràng đây là một hướng giải thoát mang tính tiêu cực nhưng nó thể

hiện sự chối bỏ thực tại một cách quyết liệt. Bên cạnh hướng giải thoát này Huy Cận cịn có hướng giải thốt tinh thần bằng con đường trở về quá khứ, tới chốn trời xa cõi biếc để gặp hồn xa và vẻ đẹp xa. Khuynh hướng đã thể hiện rõ qua

Lửa thiêng và càng đậm nét hơn trong Vũ trụ ca.

3.2.2.Triết lý Đạo gia và khát vọng tiêu dao trong vũ trụ

Trong thơ Huy Cận Trước Cách mạng Tháng Tám có một thế giới tươi thắm,

huy hoàng, tốt đẹp mà nhà thơ gọi là “trời xa”, “cõi biếc”. Chỉ có nơi ấy, những linh hồn mới tìm được sự bình yên và niềm hạnh phúc trong sự hoà đồng:

Trời buổi ấy trong thời tình tự

Xuân muôn năm tơ mởn cỏ bên đường Ngời thì đẹp mà lịng ta mới nở

Gió mơn ru và mây giục yêu đương Hoa nắng rải trên màu tóc đượm Áo lùa bay thấp thoáng lá chen phơi Lòng non dại đã hóa thành chiếc bướm Cánh bâng khuâng bay tới đậu bên người.

(Bi ca)

Những câu thơ trên đã tạo dựng một bức tranh có chủ đề: Mùa xuân

vĩnh viễn. Tất cả cảnh vật đều tươi mới, tinh khôi và dạt dào tình ý. Cỏ non xanh, gió mơn ru, hoa nắng rải, lá chen phơi, bướm bâng khuâng đôi cánh. Đây không chỉ là mùa xuân của đất trời vạn vật mà còn là mùa xuân của những tấm

lịng “non dại” ln mở ra đón nhận u thương. Từ mặt đất, thi nhân “nằm im

dưới gốc cây non và say mê “Nhìn xn trải lụa mn tờ lá non” rồi từ chùm lá non hướng thẳng lên bầu trời, cái gần trước mắt được nâng lên khoảng xa xanh

trong chiều sâu vô tận của không gian:

Giữa trời hình lá con con

Trời xa sắc biển, lá thon mình thuyền Gió qua là ngọn triều lên

Hiu hiu gió đẩy thuyền lên biển trời. Chở hồn lên tận chơi vơi

Trăm chèo của Nhạc, muôn lời của Thơ Quên thân như đã quên giờ

Tê mê cõi biếc bến bờ là đâu. (Trơng lên)

Hình ảnh liên tưởng quan trọng nhất trong bài thơ này là chiếc lá và con thuyền. Từ sự tương đồng về hình dáng, Huy Cận đã liên tưởng chiếc lá với con

thuyền. Con thuyền ở phương Tây là một biểu tượng mang tính tơn giáo. Con thuyền là phương tiện chở linh hồn về Thiên đàng. Với biểu tượng đó nhà thơ nói lên niềm hướng vọng của con người vào thế giới linh thiêng bất diệt.

Thế giới “trời xa”, “cõi biếc” trong thơ Huy Cận phần nào giống thế giới Thiên thai trong thơ Thế Lữ, giống ở vẻ đẹp hài hồ, ở khơng gian êm dịu.

Nhưng thế giới Thiên thai của Thế Lữ chỉ có Tiên Nga, Ngọc Nữ, Kim Đồng.

Còn thế giới “trời xa”, “cõi biếc” của Huy cận lại có cả con người cùng cỏ cây

hoa lá xanh tươi. Đó là một thế giới hài hòa giữa con người và vạn vật: Chân cây đứng, và chân người qua đấy/ Bóng chân người xen giữa bóng chân cây (Họa điệu)

Nếu như ở Lửa thiêng là niềm tâm sự của kẻ mất thiên đường luôn khát

khao trở về với Thượng đế , thì ở Vũ trụ ca là hành trình siêu thốt theo quan

niệm tiêu dao của Trang tử. Đó là hành trình của con người rời bỏ mặt đất, cưỡi nhật nguyệt để đến trời xa:

Đi trong đêm rộng nghìn xa vắng Ta đã theo sao đến đỉnh trời Ta tạm nguôi quên buồn thế hệ Tâm tư bè bạn gió trăng ơi! Ta đã đi trong lòng vũ trụ

Nhìn Đất yêu thương xứ sở Người Ta đã buồn, vui như sóng bể Nghìn năm mặn đắng trải xa khơi. (Tao phùng)

Khi con người đã ngộ Đạo, họ có thể ngao du trong vũ trụ bao la: Ngồi xe nhật nguyệt cùng thiên nhiên Làm bạn đi đường về vĩnh viễn (Mộng sắc duyên)

Cái cảm giác chật chội trong Lửa thiêng nhường chỗ cho cảm giác thoải

mái bay lượn trong không gian rộng lớn của Vũ trụ ca. Âm hưởng bao trùm của

Lửa thiêng là buồn thì âm hưởng bao trùm trong Vũ trụ ca là những “lượng vui”

vô bờ bến, đâu đâu cũng thấy vui say hân hoan ngây ngất:

Lượng xuân trời đất vui chưa hết Sông Nhị dòng hăng nước chảy ào (Xuân Hành)

Lượng vui muôn kiếp cân đầu sóng Biển rủ rê lòng nhập cuộc say (Lợng vui)

Đây là niềm vui của con người vừa được siêu thoát khỏi trần giới. Từ đây

vũ trụ khơng cịn là khát vọng muốn được chiếm lĩnh nữa mà con người đã siêu thốt để sống trong lịng vũ trụ:

Hoa gọi trời xanh phất quạt hồng Trời xanh hái cụm hoa tinh khiết

Mỗi bước bừng khơi một suối ngày (Xuân Hành)

Cả không gian ngập tràn thanh sắc tươi mới, ngất ngây của vũ trụ trong

hội hoa đăng, trong tiếng gọi tha thiết của đất trời:

Nằm trong lòng đất suối nghe biển Ân ái xôn xao triều hiển hiện Biển gọi tha thiết đất khóc ồ Suối xuống, triều lên, đời bao la (Suối)

Huy Cận đã truyền cả cái rạo rực, say mê vào cảnh vật. Trong khơng gian

giao hồ đầy màu sắc, âm thanh, hương thơm, trong nhịp sống tràn căng “nhựa mạnh tuôn trào”, hồn thi nhân trải ra trong những niềm vui ngọt ngào tưởng chừng bất tận. Niềm vui trong Vũ trụ ca là niềm vui của một người ảo tưởng đã

vượt thoát được những ràng buộc xã hội, được phiêu diêu trong cõi vô định và

được tự do về tinh thần. Đây là một hình thức giải thoát đầy ảo tưởng, mang đậm màu sắc tôn giáo.

3.3. Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận sau Cách mạng Tháng Tám

Albert Einhtein nhà bác học lừng danh đã phát biểu cảm xúc sâu xa nhất

của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Thơ Huy Cận khơng chỉ có chiều sâu về cảm xúc mà còn là chiều sâu về tầm tư tưởng rộng lớn. Trước Cách mạng

Tháng Tám, với Huy cận, tơn giáo chính là lẽ huyền vi cao nhất, là nơi cảm xúc dễ thăng hoa nhất để cắt nghĩa về cuộc đời. Chính vì vậy, tơn giáo khơng chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là chất liệu để nhà thơ xây dựng hình tượng nghệ thuật.

Trong Lửa thiêng, Huy Cận sử dụng những chất liệu và triết lý tơn giáo để cắt nghĩa tình trạng bế tắc của con người trong cuộc đời. Đến Vũ trụ ca, nhà thơ đã

đến với cảm hứng và chất liệu tôn giáo để thể hiện nhu cầu giải thoát. Sau Cách mạng Tháng Tám, cùng với sự đổi thay của cuộc sống dân tộc, tư tưởng của Huy Cận cũng thay đổi và cách nhìn nhận về tơn giáo cũng thay đổi theo. Nhà thơ chủ yếu sử dụng chất liệu tôn giáo như những phương tiện nghệ thuật để biểu

hiện cách nhìn của mình về cuộc sống con người trong quá khứ. Đây là cách nhìn tự tin, tỉnh táo, thấu hiểu được nỗi khổ, sự bế tắc của con người để từ đó cảm thơng chia sẻ. Cách cảm nhận đó thể hiện nhất quán trong những bài thơ có liên quan đến đề tài tôn giáo mà Huy Cận viết sau cách mạng. Tiêu biểu nhất là các bài thơ Chùa Trăm gian, Trò chuyện với Kim Tự tháp, Các vị La Hán chùa

Tây Phương.

Trò chuyện với Kim Tự tháp là bài thơ viết về cơng trình kiến trúc nổi tiếng

của Ai Cập cổ đại. Đây là một kỳ quan chứa đựng nhiều bí ẩn, trước hết phục vụ cho mục đích tâm linh của người xa. Với hình thức trị chuyện với một chứng tích văn hóa tâm linh, Huy Cận đã nói lên những suy nghĩ về sự sống, về cái chết, về cái

trường tồn và sự ngắn ngủi. Nhưng điều đáng quý là lúc nào Huy Cận cũng có cái

nhìn nhân văn, khẳng định sự sống là trường tồn:

- Người thấy gì ?, Kim Tự tháp, nữa thôi ? - May tơi cịn thấy giữa mn trùng gió lộng Thấy cái chết muốn trở thành sự sống

Cát kêu lên nỗi hoài vọng lớn lao Là cái chết khơ, cát muốn hóa tế bào Của tươi mát thịt da, hoa lá ...

Thấy cái sống muốn mọc từ cát đá”

(Trò chuyện với Kim Tự tháp - 1962)

Viết về các cơng trình kiến trúc tơn giáo, Huy Cận không đi vào thế giới tôn giáo mà chủ yếu đến với tâm sự của con người trong cuộc đời thực. Ông

thấu hiểu nỗi đau khổ của con người khi tìm đến tơn giáo để xoa dịu nỗi khổ đau. Hướng tiếp cận ấy thể hiện thành công trong bài thơ Các vị La Hán chùa

Tây Phương. Bài thơ được đăng lần đầu tên trên báo Tết 1961, giữa khơng khí

phấn chấn của năm đầu tiên miền Bắc bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Bài thơ như một luồng ánh sáng rọi lên những đau khổ và bế tắc của cha ông.

Chùa Tây Phương nằm ở Sơn Tây, có những pho tượng La Hán được các

nghệ nhân thế kỷ 18 chạm khắc tinh xảo, rất sinh động. Năm 1940 khi cịn là sinh

viên canh nơng, Huy Cận đi tìm hiểu di sản văn hóa của người xưa, ơng đã có dịp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận (Trang 53 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)