Lĩnh vực triệu chứng và khĩ khăn tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống, một số yếu tố liên quan của bệnh nhân nữ ung thư sinh dục và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại bệnh viện K Trung ương. (Trang 122 - 124)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1 Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư sinh dục dướ

4.1.3 Lĩnh vực triệu chứng và khĩ khăn tài chính

Lĩnh vực triệu chứng và khĩ khăn tài chính mối liên quan nghịch với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư, khi điểm triệu chứng và khĩ khăn tài chính càng tăng thì điểm chất lượng cuộc sống cảng giảm và ngược lại. Đĩng gĩp nhiều nhất vào điểm chất lượng cuộc sống là điểm của triệu chứng mệt mỏi (r = -0,525; p<0,01), các lĩnh vực triệu chứng khác và khĩ khăn tài chính cĩ đĩng gĩp nhỏ hơn vào chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, trừ những triệu chứng về nơn, táo bĩn và tiêu chảy (p>0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Văn Vũ năm 2010, mệt mỏi và đau đớn ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng của bệnh nhân ung thư. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu năm 2016 của Shamaila Mohsin và cộng sự, nghiên cứu chỉ ra mệt mỏi, buồn nơn, đau và chán ăn cĩ mối liên quan cĩ ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [136]. Một nghiên cứu tương tự năm 2008 của Safaee A và cộng sự cũng đưa ra kết quả tương tự, chỉ trừ triệu chứng chán ăn và tiêu chảy (p<0,01) [129]. Tình trạng mệt mỏi của bệnh nhân cĩ thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân như yếu tố. Một vài loại ung thư sinh ra các protein tên là cytokines và chất trung gian dẫn truyền do tế bào ung thư tạo ra gây ra nhưng rối loạn trao đổi chất trong cơ thể, dẫn đến mất năng lượng, yếu cơ, phá hủy nội tạng và thay đổi hoocmon của cơ thể [137]. Một ảnh hưởng quan trọng khác gây nên sự mệt mỏi cho bệnh nhân là quá trình điều trị bằng hĩa trị liệu, hoặc xạ trị cùng với tác dụng phụ của các thuốc đặc trị ung thư [127],[138],[139],[140].

0,692; p<0,01). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kathleen M. Fenn và cộng sự tại Hoa Kỳ năm 2014, các tác giải kết luận rằng sự gia tăng gánh nặng tài chính của bệnh ung thư đến từ q trình chăm sĩc điều trị, và khĩ khăn tài chính là cĩ ý nghĩa là yếu tố tiên lượng mạnh đối với suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư [141]. Gánh nặng về mặt tài chính luơn cĩ ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Khơng cĩ sự khác biệt về mặt tài chính đối với bệnh ung thư khi mà quá trình chăm sĩc và điều trị ung thư luơn cĩ chi phí cao tại tất cả các quốc gia [129],[141].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân nữ mắc UTSDD. Điều này được thể hiện ở điểm triệu chứng đau trong nghiên cứu của chúng tơi khá thấp trong lĩnh vực triệu chứng 21,3 ± 22,5 điểm và cĩ mối tương quan đối với điểm CLCS tổng quát của bệnh nhân ung thư (r = -0,693; p<0,01). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Safaee. A tại Iran năm 2008 và chỉ bằng ½ điểm trong nghiên cứu vũ Văn Vũ và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương [107],[124],[129]. Để lý giải điều này, chúng tơi dựa vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu, chỉ khoảng 32% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi ở trong giai đoạn muộn (giai đoạn 3 và 4) và trong khi đĩ các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương thực hiện trên bệnh nhân gia đoạn cuối và nghiên cứu của Vũ Văn Vũ cũng được tiến hành trên bệnh nhân giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Trong khi đĩ, bệnh nhân ở giai đoạn muộn cùng với sự tiến triển của các khối u và di căn thì cịn phải trải qua những những ảnh hưởng phụ của hĩa chất điều trị và xạ trị, điều này lý giải vì sao bệnh nhân ở giai đoạn này thường gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan gây suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống [124], [138],[139].

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống, một số yếu tố liên quan của bệnh nhân nữ ung thư sinh dục và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại bệnh viện K Trung ương. (Trang 122 - 124)