III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
b) Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ được hiểu là văn học và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí
Minh là người khai sinh nền văn nghệ cách mạng và có nhiều cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền văn nghệ nước nhà. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ:
- Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.
Văn nghệ là mặt trận được hiểu nó là một bộ phận của cách mạng, là văn nghệ
cách mạng. "Mặt trận" là thể hiện tính chất cam go, quyết liệt. Cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút của các văn nghệ sĩ phải là vũ khí sắc bén, là "phị chính trừ tà", là vạch trần, tố cáo tội ác, âm mưu của lực lượng thù địch đầu độc văn hóa; về chiêu bài "cơng lý", "dân chủ"... Đồng thời văn nghệ có vai trị thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh
thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Có chính quyền, tính chất mặt trận của văn nghệ vẫn không giảm, mà lại tăng lên, nặng nề hơn. Bởi vì, xây dựng nền văn nghệ cách mạng là nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài. Văn nghệ vừa tiếp tục tham gia kháng chiến, đấu tranh thống nhất nước nhà, vừa xây
dựng xã hội mới, con người mới. Văn nghệ góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn
theo quan điểm của Đảng, bóc trần những thói hư tật xấu như tham ơ, nhũng lạm, lãng phí, quan liêu... là những lực cản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặt trận những người làm công tác văn nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ
"xây" và "chống", sẽ góp phần to lớn đưa cách mạng đến thắng lợi.
Văn nghệ sĩ là chiến sĩ, vì vậy, cần có lập trường vững, tư tưởng đúng đắn, đặt lợi
ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân và Tổ quốc lên trên hết. Họ phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
Thực tiễn đời sống nhân dân là những nguồn nhựa sống của văn hóa văn nghệ.
Đời sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt, xây dựng... của nhân dân là chất liệu khơng
bao giờ cạn, là sinh khí vơ tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ sĩ có quyền hư cấu, song phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, cái chân thật của sinh hoạt. Muốn làm được điều đó, phải "từ quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng"; phải "liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân" để hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của quần chúng. Quần chúng là những người làm ra lịch sử, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Họ là những người đánh giá tác phẩm văn nghệ trung thực, khách quan, chính xác. Nhân dân là người hưởng thụ các giá trị tinh thần.
- Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.
Đây là một khía cạnh phản ánh văn nghệ phục vụ quần chúng. Muốn phục vụ tốt
quần chúng thì phải nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của tác phẩm. Bởi vì quần chúng cần những tác phẩm hay, chân thật, hùng hồn, tạo cho họ sự đam mê,
chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn. Nội dung cần chân thực và phong phú; hình thức phải trong sáng, vui tươi, tức là phải tạo nên một tác phẩm hay. Tác phẩm hay là tác phẩm cần diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được, và đọc
xong phải suy ngẫm và thấy có bổ ích.
Tác phẩm văn hóa, văn nghệ hay là tác phẩm phản ánh được những giá trị truyền thống của dân tộc, mang được hơi thở của thời đại; vừa phải ca ngợi cái chân thật người tốt, việc tốt, vừa phải phê phán cái giả, cái ác, cái sai. Những tác phẩm như vậy vừa làm gương mẫu cho các thế hệ hôm nay, vừa giáo dục nhắc nhở con cháu đời sau. Tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng về thể loại, khơng thể đơn điệu, nghèo nàn. Chính
món ăn tinh thần phong phú đó cũng sẽ mở ra con đường sáng tạo mới cho văn nghệ sĩ.