Chức trách, nhiệmvụ của đội ngũCBHC trung đoàn

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. (Trang 28 - 30)

+ Chức trách, nhiệm vụ của Chủ nhiệm hậu cần trung đoàn Chức trách:

Chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về công tác hậu cần; trực tiếp chỉ huy, quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị hậu cần thuộc quyền và chỉ đạo hậu cần cấp dưới thực hiện công tác hậu cần trong đơn vị;

Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn về chủ trương, biện pháp tổ chức bảo đảm hậu cần trung đoàn trong mọi nhiệm vụ.

Ra chỉ lệnh hậu cần cho đơn vị thuộc trách nhiệm bảo đảm (trong tác chiến);

Chỉ thị công tác cho cơ quan, đơn vị hậu cần thuộc quyền để thực hiện quyết định, quyết tâm và mệnh lệnh của người chỉ huy, đồng thời phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước người chỉ huy cùng cấp về kết quả công tác.

Nhiệm vụ:

Chỉ huy cơ quan và đơn vị hậu cần thuộc quyền; chỉ đạo hậu cần cấp dưới; tổ chức bảo đảm hậu cần trong toàn đơn vị; Nắm vững mọi mặt cơng tác hậu cần trong đơn vị, duy trì hoạt động của cơ quan và đơn vị hậu cần thuộc quyền luôn sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng động viên theo trạng thái quy định;

Thu thập, nghiên cứu đánh giá tình hình các mặt có liên quan, đề xuất với người chỉ huy về chủ trương, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp bảo đảm hậu cần trong từng thời gian, từng nhiệm vụ của đơn vị;

Quan hệ chặt chẽ với địa phương và các cơ quan có liên quan để tổ chức, triển khai cơng tác bảo đảm hậu cần cho đơn vị; Tổ chức huấn luyện cho bộ đội nắm được những kiến thức cần thiết về công tác hậu cần và huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên hậu cần;

Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, nhân viên chuyên môn hậu cần thuộc quyền; đề nghị với cấp ủy đảng xét đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, nhân viên hậu cần thuộc quyền theo phân cấp.

Xây dựng kế hoạch, tạo nguồn cán bộ, nhân viên chuyên môn hậu cần theo nhu cầu biên chế. Tham gia quản lý, huấn luyện cán bộ, nhân viên, đơn vị hậu cần dự bị động viên theo phân cấp;

Tổ chức bảo đảm hậu cần, chăm lo đời sống sinh hoạt của bộ đội theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, chính sách, đảm bảo dân chủ, cơng khai, cơng bằng và an tồn.

Chỉ đạo tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, tham ơ, lãng phí;

Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo với người chỉ huy cùng cấp và cơ quan hậu cần cấp trên. Định kỳ thơng báo cho cấp dưới về tình hình có liên quan;

Trực tiếp quản lý, giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ qn sự, chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, lề lối làm việc; chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cơ quan, đơn vị hậu cần thuộc quyền; nghiên cứu khoa học - công nghệ hậu cần; xây dựng ngành Hậu cần vững mạnh toàn diện;

Sơ kết, tổng kết công tác hậu cần theo chế độ quy định. + Chức trách, nhiệm vụ của phó chủ nhiệm hậu cần trung đồn

Phó chủ nhiệm hậu cần có trách nhiệmgiúp chủ nhiệm hậu cần và chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm hậu cần về từng mặt công tác được phân công.

+ Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ trợ lý ngành hậu cần trung đoàn

Trợ lý của các ngành (Tham mưu hậu cần, Quân nhu, Vận tải, Xăng dầu, Doanh trại) giúp chủ nhiệm thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ cơ quan hậu cần, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chủ nhiệm hậu cần; là người trực tiếp thực hiện kế hoạch và hoạt động công tác hậu cần trong cơ quan; chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm hậu cần và cấp ủy,

chi bộ về các mặt công tác được phân công.

+ Chức trách, nhiệm vụ của trợ lý hậu cần ở các tiểu đoàn Chức trách:

Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với đảng ủy, chỉ huy tiểu đồn về những vấn đề cơng tác bảo đảm hậu cần của đơn vị; Tổ chức, hướng dẫn đơn vị triển khai, thực hiện các nhiệm vụ công tác hậu cần theo phân cấp.

Nhiệm vụ:

Nắm vững lực lượng hậu cần, nhu cầu bảo đảm vật chất của từng phân đội, từng nhiệm vụ, lập kế hoạch bảo đảm hậu cần cho tiểu đoàn. Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần đã được tiểu đoàn phê duyệt, hướng dẫn các phân đội chấp hành, tổ chức tăng gia sản xuất cải thiện đời sống bộ đội. Tổ chức ni qn, phịng bệnh, xây dựng tiểu đồn có nếp sống vệ sinh khoa học, thực hiện công tác quân y theo từng nhiệm vụ của tiểu đoàn. Tổ chức bảo đảm hậu cần cho các nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng đơn vị. Nắm vững kinh phí hậu cần của tiểu đồn, phân phối và hướng dẫn các phân đội sử dụng đúng chế độ quy định. Quản lý chặt chẽ nhà ở, doanh cụ, dầu đèn, điện nước trong tiểu đoàn, bảo đảm đúng chế độ cho cán bộ, chiến sỹ. Đăng ký thống kê, quản lý tài sản, vật chất hậu cần theo chế độ quy định. Thực hiện sơ kết, tổng kết công tác hậu cần từng thời gian, từng nhiệm vụ, báo cáo cơ quan hậu cần cấp trên.

+ Chức trách, nhiệm vụ của đại đội trưởng và phó đại đội trưởng đại đội vận tải

Đại đội trưởng đại đội vận tải thuộc quyền quản lý, chỉ huy trực tiếp của trung đoàn trưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của chủ nhiệm hậu cần trung đoàn; chịu trách nhiệm cá nhân trước cấp trên và tập thể chỉ huy đại đội về mọi mặt hoạt động của đại đội. Đại đội trưởng được quyền ra mệnh lệnh, chỉ thị cho đơn vị thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ của đại đội.

Đại đội trưởng đại đội vận tải có nhiệm vụ: Chỉ huy đại đội chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; Nghị quyết lãnh đạo của cấp

ủy, sự điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên. Nắm vững tình hình mọi mặt của đại đội, bảo đảm cho đại đội sẵn sàng chiến đấu khi có mệnh lệnh của cấp trên; chỉ huy đại đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xây dựng, huấn luyện và SSCĐ của đại đội sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đăng ký và quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền; nắm chắc tình hình chính trị - tư tưởng, trình độ nhận thức, năng lực và điều kiện hoạt động của cán bộ, chiến sỹ của đại đội. Nắm vững số lượng, chất lượng vũ khí, trang bị, phương tiện thuộc đại đội quản lý; duy trì đúng chế độ bảo quản, sử dụng theo quy định của trên. Cùng với Chính trị viên đại đội tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền, xây dựng đồn kết, dân chủ, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua. Định kỳ và đột xuất báo cáo tình hình của đại đội với chỉ huy trung đồn và chủ nhiệm hậu cần.

Phó đại đội trưởng đại đội vận tải có trách nhiệmgiúp đại đội trưởng và chịu trách nhiệm trước đại đội trưởng về từng mặt công tác được phân công.

+ Chức trách, nhiệm vụ của trung đội trưởng đại đội vận tải

Trung đội trưởng thuộc quyền chỉ huy của đại đội trưởng đại đội vận tải; chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi mặt của trung đội.

Trung đội trưởng được quyền ra mệnh lệnh cho tiểu đội trưởng và chiến sĩ thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ của trung đội. Chỉ huy trung đội chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Nắm vững tình hình mọi mặt của trung đội, duy trì trung đội ln sẵn sàng chiến đấu; chỉ huy trung đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Trực tiếp tổ chức giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho trung đội theo nội dung được phân công; tổ chức thực hiện các chế độ quy định của đơn vị; hằng quý tổ chức sinh hoạt với các tiểu đội một lần. Đăng ký, quản lý chặt chẽ qn số theo biên chế, nắm chắc tình hình chính trị-tư tưởng, sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ, trình độ nhận thức và năng lực hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong trung đội. Đăng ký, quản lý số lượng, chất lượng vũ khí, trang bị và các tài sản khác của trung đội; giáo dục về ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, sử dụng trang bị vũ khí của trung đội.

Thực hiện các hoạt động cơng tác chính trị trong trung đội, giáo dục ý thức cảnh giác, giữ bí mật; phát huy dân chủ về công tác quân sự. Tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các mặt công tác và báo cáo kết quả lên cấp trên đúng quy định.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w