Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản Việt Nam nói chung và vớ

Một phần của tài liệu tiểu luận môn QUẢN LÝ LOGISTICS Đề tài Thực trạng và giải pháp tiết kiệm chi phí logistics của chuỗi cung ứng tôm Minh Phú (Trang 25 - 27)

chuỗi cung ứng tơm Minh Phú nói riêng

Trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, Cơng ty Cổ phần Tập đồn Thủy Sản Minh Phú là một trong những doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh một cách "ngoạn mục". Nửa đầu năm 2020, Thuỷ sản Minh Phú đạt được kết quả kinh doanh rất tích cực với lợi nhuận tăng trưởng mạnh.

 Cơ hội

+ Dịch Covid-19 kéo dài khiến cho các quốc gia cạnh tranh thủy sản với Việt Nam như Ấn

Độ phải thường xuyên phong tỏa, cách ly xã hội để chống dịch dẫn đến sản lượng sản xuất và xuất khẩu giảm đáng kể khoảng 50%. Tương tự, những quốc gia láng giềng như Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng giảm khoảng 30% sản lượng xuất khẩu do dịch Covid-19 liên tục bùng phát. Vì vậy, các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi sản xuất để duy trì nguồn cung cho thế giới. Nhờ vào quyết sách và phương châm chống dịch hiệu quả, năm 2020, Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản lượng xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương (sản lượng tơm xuất khẩu tăng nhanh, đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 là 2.01%). Ngồi ra, theo các chun gia phân tích đến từ Cơng ty cổ phần chứng khốn MB (MBS), khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), có hiệu lực từ tháng 1/2019 sẽ tạo ra cơ hội quý giá cho ngành tôm để đấy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Australia. Cụ thể, thuế nhập khẩu cho các sản

phẩm tơm đơng lạnh từ Việt Nam sẽ được xóa bỏ từ năm 2019, trong khi thuế cho sản phẩm tơm chế biến sẽ được xóa bỏ dần về 0% vào năm 2022. Những ưu đãi này tạo ra lợi thế lớn cho Minh Phú so với các đối thủ từ Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Đây là những thị trường không tham gia CPTPP và không được hưởng ưu đãi thuế.

+ Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực hco nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ thánh 8/2020. Xuất khẩu thủy sản sang EU (trừ Anh) trong năm 2020 đạt 958 triệu USD. Dù con số này có giảm nhẹ so với năm 2019, song kết quả tương đối khả quan trong một năm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nền do dịch Covid-19.

+ Ngoải ra, chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho tôm chế biến của Việt Nam tăng thị phần ở thi trường Mỹ trong tương lai. Cụ thể trong năm 2019, giá trị xuất khẩu tôm chế biến từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 41,8%, dẫn đến thị phần giảm từ 50% (2018) xuống 29% (2019), do Mỹ tăng thuế với sản phẩm này. Ngược lại, giá trị xuất khẩu tôm chế biến của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh 44% trong năm 2019, nâng thị phần từ 16% lên 23%. Tận dụng cơ hội này, Minh Phú đã thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy tôm tẩm bột với công suất 40,000 tấn/năm với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Mỹ.

 Thách thức

+ Dịch căng thẳng khiến cho thương mại thủy sản lại bế tắc vì thiếu container rỗng để xếp

hàng xuất đi các nước và cước phí vận tải lại đội lên nhiều lần khiến hoạt động xuất khẩu bị đình trệ và sụt giảm. Từ đầu tháng 6/2021 đến nay, giá cước vận tải container đi Mỹ tăng theo từng tuần. Cho tới thời điểm hiện tại thì chi phí vận chuyển của một container 40feet đi Mỹ đã chạm mốc 20.000USD. Đối với container lạnh, nếu tháng 4/2021 cước vận tải chỉ khoảng 7.500USD thì đầu tháng 7/2021 đã tăng gần gấp đôi, lên 13.000- 14.000USD/container. Không chỉ chặng đi Mỹ, giá cước chở container trên các tuyến dịch vụ từ Việt Nam đi châu Âu cũng gia tăng chóng mặt.

+ Thẻ vàng IUU của EU đã khiến cho xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ từ năm 2018 đến nay. Năm 2020, xuất khẩu sang EU bị tác động kép bởi đại dịch Covid-19, thẻ vàng IUU và Vương Quốc Anh rời EU, khiến cho giá trị xuất khẩu hải sản sang thị trường này giảm 8% so với năm trước. Xuất khẩu thủy hải sản sang EU liên tục giảm và kể từ năm 2019 thị trường này đã rớt xuống vị trí thứ 4 trong các thị

trường nhập khẩu thủy sản, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường lớn có tính định hướng và chi phối, là đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn QUẢN LÝ LOGISTICS Đề tài Thực trạng và giải pháp tiết kiệm chi phí logistics của chuỗi cung ứng tôm Minh Phú (Trang 25 - 27)