CÁC ĐĂNG KHÁC TỐC

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô (Trang 60 - 64)

1. Sơ đồ cấu tạo và động học

Cấu tạo của các đăng khác tốc bao gồm nạng chủ động 5, nạng bị động 6 và chạc chữ thập 3. Nạng chủ động 5 được nối với trục 1 bằng then hoa và có hai lỗ 2. Nạng bị động 6 cũng được nối với trục bị động 4 bằng then hoa và cũng có hai lỗ 2.

Chạc chữ thập 3 gồm hai chốt đặt vng góc và cố định với nhau thành hình chữ thập. Các chốt của chạc chữ thập được lắp ghép với các lỗ 2 của nạng chủ động 5 và nạng bị động 6.

• Động học

Động học của các đăng khác tốc được mơ tả trên hình 6.3.

Khi trục chủ động A của khớp các đăng quay được một vịng thì trục bị động B cũng quay được một vịng. Bán kính quay của khớp lớn nhất (r2) khi trục chữ thập vng góc với trục chủ động (ứng với các góc quay 90o, 270o). Bán kính bé hơn (r1) khi trục chữ thập khơng vng góc với trục chủ động (ứng với các góc 0o, 180o hoặc 360o).

Vì vận tốc dài nạng khớp các đăng của trục bị động thay đổi mỗi khi quay qua góc 90o, nên nó sinh ra sự thay đổi về vận tốc góc tương đối so với trục chủ động. Sự thay đổi này càng lớn nếu góc hợp bởi giữa trục chủ động và bị động càng lớn.

Lợi dụng tính chất động học trên nếu bộ truyền các đăng sử dụng hai khớp các đăng được bố trí theo sơ đồ như hình 6.4.b.

Theo sơ đồ này thì trục bị động của khớp các đăng phía trước lại là trục chủ động của khớp các đăng phía sau, cịn trục bị động của khớp các đăng phía sau cũng là trục bị động của bộ truyền các đăng. Hướng của hai nạng trên trục trung gian phải trùng nhau trong một mặt phẳng. Góc hợp bởi trục chủ động với trục trung gian phải bằng góc hợp bởi trục trung gian với trục bị động (1 = 2).

Với cấu tạo như trên, khi trục chủ động của khớp các đăng trước quay với vận tốc góc đều thì trục bị động của nó là trục trung gian của bộ truyền sẽ quay không đều. Nhưng trục trung gian lại là trục chủ động của khớp các đăng phía sau nên khi nó quay khơng đều nhưng lại cho trục bị động của khớp các đăng phía sau quay đều. Có nghĩa là nếu trục chủ động và bị động của bộ truyền các đăng có vận tốc góc là 1 và 2 thì 1 = 2. Điều đó được minh hoạ thêm trên hình 6.4.a.

Để bảo đảm tốc độ góc của trục chủ động và trục bị động của bộ truyền các đăng hai khớp chữ thập thì ngồi điều kiện góc 1 = 2 thì các nạng trên trục trung

gian phải có hướng trùng nhau trong một mặt phẳng. Vì vậy khi lắp ráp hai nửa của trục trung gian có then hoa di trượt cần chú ý đặc điểm này. Chú ý này được chỉ ra trên hình 6.4.c.

2. Cấu tạo

Cấu tạo chung của trục các đăng bao gồm thân trục các đăng và khớp các đăng. Thông thường người ta sử dụng loại trục các đăng có hai khớp nối (hình 6.4.a).

Trong trường hợp khoảng cách truyền tương đối xa, khi tốc độ quay của trục các đăng khá lớn, trục có xu hướng bị võng và rung động nhiều thì người ta sử dụng trục các đăng hai thân ba khớp và có ổ đỡ trung gian (hình 6.4.b). Với cấu tạo như vậy chiều dài của mỗi đoạn các đăng sẽ ngắn hơn làm độ cứng vững tăng lên nên ít bị võng và rung động khi làm việc ở tốc độ cao.

Bộ phận chính của bộ truyền các đăng là khớp các đăng, nó được mơ tả trên hình 6.6.

Khớp các đăng bao gồm một trục chữ thập và hai nạng gắn liền với trục chủ động và trục bị động của khớp các đăng. Trục chữ thập được liên kết với các lỗ trên hai nạng thơng qua các ổ bi kim. Vịng bi kim được lắp vào trong nắp và nắp được ép vào lỗ trên nạng.

Để ngăn khơng cho vịng bi dịch chuyển ra ngoài khi trục các đăng làm việc ở tốc độ cao thì người ta sử dụng vịng hãm hoặc tấm hãm để cố định nắp vòng bi trong lỗ trên các nạng. Các chi tiết của nó được chỉ ra trên hình 6.6.

Thân trục các đăng dùng để nối hai khớp các đăng với nhau (hình 6.7). Thân trục thường được chế tạo bằng ống thép hình trụ rỗng nhằm giảm khối lượng, tăng độ cứng vững và tăng khả năng truyền mơmen xoắn.

Ngồi ra vì trong q trình làm việc khoảng cách giữa hai khớp các đăng luôn thay đổi nên thân trục các đăng thường được chế tạo hai nửa và liên kết với nhau bằng then hoa. Do khi lắp ráp có thể làm hai nạng trên thân trục khơng trùng trên một mặt phẳng nên trên hai nửa thân trục thường có đánh dấu lắp ráp.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w