khẩu cà phê Việt Nam sang EU
1. Tổng quan về EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu chính thức thơng qua Hiệp định Thương mại (EVFTA).
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, đồng thời cũng là một FTA có mức cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Vai trò của hiệp định EVFTA
EVFTA là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như
những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi Hiệp định EVFTA cũng gửi đi một thơng điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đốn định.
Với cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA, sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại đã được EVFTA và Việt Nam thống nhất sẽ là cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nơng thủy sản, đồ gỗ,... là rất đáng kể.
Với cam kết về dịch vụ - đầu tư, tạo môi trường cởi mở, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hai bên. Những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng.
3. Những cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA3.1. Thương mại dich vụ đầu tư 3.1. Thương mại dich vụ đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng tới việc tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên.
Cam kết của EU cho Việt Nam: cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây của EU.
Cam kết của Việt Nam cho EU: Cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất mà Việt Nam cho các đối tác khác trong các đàm phán FTA hiện tại của Việt Nam.
Các cam kết về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp vẫn đang được hai bên đàm phán (chưa kết thúc).
Cam kết về mở cửa: Trong EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch của EU so với trong WTO trong các lĩnh vực kinh doanh, môi trường, bảo hiểm, vận tải biển,...
Với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam
kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.
4. về mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thơng tin đấu thầu,... Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.
5. Ảnh hưởng của EVFTA đến ngành cà phê Việt Nam5.1. Về cơ hội 5.1. Về cơ hội
Việc xuất khẩu lô sản phẩm cà phê của Việt Nam đi một số nước Châu Âu theo Hiệp định EVFTA có ý nghĩa quan trọng đối với ngành cà phê Việt Nam. Hiệp định EVFTA có hiệu lực EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 - 11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống cịn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.
5.2. Những thách thức
Do thị trường nhỏ, việc nhập khẩu cà phê tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp Bắc Âu khi đã nhập khẩu quen và tin tưởng bạn hàng sẽ
rất khó thay đổi. Đây chính là một trong những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.
Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cà phê. Ngoài ra cà phê bền vững chỉ chiếm khoảng 9% xuất khẩu cà phê của Việt Nam, trong khi thị trường Bắc Âu rất quan tâm đến vấn đề sản xuất bền vững.