logistics và thực tiễn áp dụng tại công ty Schenker
a: Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các công ty logistics tại Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Cơng thương, Bộ Giao thơng Vận tải..., hoạt động giao nhận vận tải, logistics của nước ta đã có những bước phát triển cả về chất lẫn về lượng, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ, được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá qua chỉ số hoạt động (LPI) đứng thứ 53/155 nước nghiên cứu và đứng thứ 5 khu vực ASEAN (2012). Tốc độ phát triển của dịch vụ logistics đạt từ 16-20%/năm. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics cịn thấp, chi phí logistics cịn rất cao- tỉ lệ 20-25% so với GDP của Việt Nam, trong khi của Trung Quốc là 17,8% và Singapore là 9% (2011). Sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ và tin tưởng. Đây là một trong những lý do làm cho dịch vụ logistics của chúng ta kém phát triển so với u cầu. Tỷ lệ th ngồi logistics cịn rất thấp, từ 25-30%, trong khi của Trung Quốc là 63,3% (2010), Nhật bản và các nước Châu Âu , Mỹ trên 40%.
Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới tháng 4/2013 thì lý do chính tại sao các hoạt động logistics tại Việt Nam tương đối thiếu hiệu quả hơn so với các nước khác là do thiếuđộ tin cậy xuyên suốt trong chuỗi cung ứng kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế
giới. Nguyên nhân là do thiếu hiệu quả trong kỹ thuật và tổ chức thực hiện các hoạt động logistics. Bao gồm: luật pháp liên quan điều chỉnh logistics thường khơng dễ hiểu gây trở ngại; chi phí “bơi trơn” trong cơng tác vận chuyển; việc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải không đồng bộ thiếu hành lang đa phương thức; vận tải đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu của chủ hàng và cảng biển chưa được khai thác hết tiềm năng, trong khi khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Hạn chế lớn nhất đối việc phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay ngoài kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các vấn đề liên quan như an tồn giao thơng, quy định tải trọng cầu đường cịn là thủ tục hành chính nhất là thủ tục hải quan.
Về mặt luật pháp điều chỉnh các hoạt động logistics tại Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ, ngoài quy định Dịch vụ logistics (bằng 8 điều) trong Luật Thương mại 2005, cịn có các luật khác như Luật Hàng hải, Luật Hàng Không Dân dụng, Luật Giao thông Đường bộ, Luật Đường sắt...), các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng như quy hoạch, chiến lược phát triển liên quan đến ngành dịch vụ logistics cho tầm nhìn 2030 ngày càng hồn chỉnh, tuy vậy, qua thời gian hội nhập khu vực và quốc tế một số các quy định pháp luật về logistics hiện nay đã khơng cịn phù hợp, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế. dẫn đến chưa tạo thị trường dịch vụ logistics minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển bền vững. Tuy logistics được xem là “yếu tố then chốt” phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác (QĐ 175/QĐ-TT ngày 27/1/2011), nhưng đến nay chưa được quản lý vào một đầu mối thống nhất, chưa có vị trí tương xứng trong bộ máy tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải cũng như Bộ Cơng thương. Đây là một trong những khó khăn rất lớn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam. Sự không thống nhất trong quy định về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về logistics, cụ thể thí dụ tại Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP), Bộ Giao thông Vận tải được quy định là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức - một hoạt động
quantrọng của dịch vụ logistics, trong khi theo quy định của Luật Thương mại, 2005, Bộ Công
thương là cơ quan quản lý nhà nước về logistics và việc đăng ký kinh doanh logistics lại do Sở Kế hoạch&Đầu tư thực hiện. Về điều kiện đăng ký kinh doanh logistics và kinh doanh vận tải đa phương thức còn chưa thống nhất, việc kiểm tra sau khi đã cấp phép hoạt động cịn bng lỏng.
Qua khảo sát trên có thể thấy rằng năng lực và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, những năm gần đây có được tăng lên, một số doanh nghiệp trong nước đã tiến hành đầu tư chiều sâu, tiến hành các dịch vụ logistics trọn gói 3PL (integrated logistics), tham gia hầu hết các công đọan logistics trong chuỗi cung ứng của chủ hàng, từ đó xác lập uy tín với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Trên cơ
sở các yêu cầu chính trị và hiện trạng của ngành dịch vụ logistics nước ta như đã nêu trên đây, có thể thấy, ngành logistics thực sự là chìa khóa cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị của thương mại, tháo gỡ những khó khăn và đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu.
b: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Schenker Việt Nam.
Tùy theo từng u cầu khác nhau, cơng ty có các cách phục vụ khách hàng khác nhau. Sau khi tìm hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng, cơng ty sẽ tư vấn loại hình dịch vụ phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng, sau đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với với đối tác, rồi phân bổ trách nhiệm cho từng phòng ban để thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ.
❖ Tiếp cận khách hàng
Việc tiếp cận được khách hàng là điều rất quan trọng trong doanh nghiệp. Hiện nay, khi việc trao đổi hàng hóa giữa các nước ngày càng phát triển thì việc các doanh nghiệp có nhu cầu xuất hàng hóa của mình ra nước ngồi tìm đến cơng ty ngày càng nhiều hơn.
+ Đối với khách hàng đã biết đến cơng ty thì việc tư vấn, ký kết hợp đồng diễn ra dễ dàng hơn. Đại diện của bên thuê dịch vụ logistics có thể gọi điện trực tiếp đến công ty hoặc gặp trực tiếp.
+ Đối với khách hàng chưa từng biết đến công ty: lượng khách hàng này chiếm một vị trí khơng nhỏ. Do vậy, để thu hút lượng khách hàng này, công ty sử dụng các kênh quảng cáo như báo, đài, mạng internet,...
Như vậy, tiếp cận được khách hàng là bước rất quan trọng, giúp cho công ty có thể mở rộng được thị trường cung cấp dịch vụ. Ngồi ra, khâu này cịn giúp công ty phân loại khách hàng để có những phương án thực hiện các phương án tiếp theo.
❖ Tư vấn các loại dịch vụ logistics
Sau khi tiếp cận khách hàng, một phịng ban sẽ có trách nhiệm tìm hểu nhu cầu cũng như mục đích mà khách hàng đến với cơng ty. Sau đó, tiến hành tư vấn cho khách hàng loại hình dịch vụ logistics phù hợp nhất với những yêu cầu của khách hàng.
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn được đào tạo thường xuyên, công ty luôn lấy mục tiêu chất lượng phục vụ làm hàng đầu, do đó việc tư vấn các loại hình dịch vụ logistics phù hợp với các yêu cầu của khách hàng là bước địi hỏi cần có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cao. Đây là bước quyết đến việc có ký kết được hợp đồng hay không.
❖ Ký kết hợp đồng
Sau khi tư vấn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nếu hai bên đồng ý thì đi đến ký hợp đồng. Tùy từng loại hợp đồng mà việc ký kết diễn ra khách nhau. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng phải có là: