Tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu skkn khoa học tự nhiên tiểu học (Trang 28 - 33)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến

2.2. Giải pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học

2.2.1.3. Tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm

* Tổ chức cho học sinh quan sát, trải nghiệm trên vật thật

Ví dụ 1: Bài Nhơm

Tơi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 quan sát vật thật là những đồ vật bằng nhôm mà các em đã chuẩn bị mang đến lớp. Tôi yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết, những thông tin đã tìm hiểu được và kết hợp quan sát, thao tác với đồ vật thật, từ đó nêu đặc điểm của nhôm và điền vào bảng thảo luận nhóm. Với những nhóm cịn lúng túng, tôi gợi ý học sinh quan sát để mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo (có thể so sánh với sắt và đồng đã học)

Dựa vào việc quan sát và thao tác với vật thật, học sinh dễ dàng nhận ra nhơm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng,… Sau khi thực hiện xong những yêu cầu đó, tơi cho các nhóm học sinh lần lượt báo cáo kết quả quan sát của mình trước lớp.

Ví dụ 2: Bài Chất dẻo

Ở hoạt động 1, học sinh tìm hiểu: Các đồ dùng bằng nhựa và đặc điểm của một số đồ dùng bằng nhựa. Tôi tiến hành như sau:

Tôi chia lớp thành các nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm phiếu thảo luận đã được kẻ sẵn theo mơ hình của kĩ thuật khăn trải bàn. Tôi yêu cầu học sinh quan sát các đồ dùng bằng nhựa mà các em đã sưu tầm được kết hợp với vốn hiểu biết của bản thân hoạt động nhóm 4 để thực hiện yêu cầu sau: Kể tên và nêu đặc điểm của một số đồ dùng bằng nhựa.

Ví dụ 3: Bài Sự sinh sản của thực vật có hoa

Ở hoạt động 2, học sinh tìm hiểu về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ cơn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió; thơng thường giáo viên cho học sinh đọc thông tin và quan sát tranh ảnh ở sách giáo khoa để rút ra kiến thức. Như vậy từ việc qua sát ảnh chụp trong sách giáo khoa và thông tin đã được cung cấp, dù học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức nhưng các em vẫn chưa được phát huy cao độ tính tích cực, khả năng xây dựng bài của mình.

Thay vào đó, tơi u cầu các em quan sát một số tranh ảnh và các loài hoa thật do chính các em sưu tầm được, cùng nhau thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ

gió. Kể tên các lồi hoa thụ phấn nhờ cơn trùng, các lồi hoa thụ phấn nhờ gió.

Chính nhờ việc được quan sát, thao tác trải nghiệm trên vật thật giúp học sinh có hứng thú hơn và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

* Tổ chức cho học sinh thực hành làm thí nghiệm

Việc tổ chức cho học sinh các hoạt động thực hành thí nghiệm sẽ giúp cho các em ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành, những đức tính cần cù, chịu khó, đồn kết và hợp tác. Bên cạnh đó, khi tự tay làm thí nghiệm, tận mắt thấy những gì mình “làm ra”, các em sẽ tin tưởng hơn vào kiến thức mà mình được học, tin vào khả năng thực sự của mình.

Ví dụ: Bài Cao su

Sau khi kết thúc hoạt động 1: Kể tên một số đồ dùng được làm bằng cao su, tôi tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu về tính chất của cao su ở hoạt động 2 như sau:

Bước 1: Nêu vấn đề:

GV nêu: Qua hoạt động 1, các em đã biết một số đồ dùng được làm từ cao su. Vậy cao su có những tính chất gì? Em có băn khoăn, thắc mắc gì về tính chất của cao su hay đưa ra những câu hỏi.

Ví dụ:

+ Khi gặp lạnh cao su có bị biến đổi khơng? + Cao su có bị biến đổi khi gặp nóng khơng? + Cao su có tan trong nước khơng?

+ Cao su có tính đàn hồi khơng?

+ Cao su có cách nhiệt, cách điện khơng?

- Chúng ta cần làm gì để giải quyết thắc mắc trên? Vậy phương pháp tối ưu nhất bây giờ là tiến hành các thí nghiệm.

Bước 2: Học sinh thảo luận và đưa ra các phương án tiến hành thí nghiệm - Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường.

- Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra,

- Thả một miếng cao su vào trong nước lạnh, sau đó lấy ra và thả vào cốc nước nóng.

- Cho một chiếc thìa nhơm và một đầu dây cao su vào cốc nước nóng. Bước 3: Tiến hành thí nghiệm

- Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các nhóm đã phân cơng.

- Giáo viên đến quan sát từng nhóm và giúp đỡ học sinh nếu cần thiết.

Hình ảnh học sinh làm thí nghiệm để tìm ra tính chất của cao su

Bước 4: Các nhóm trình bày kết quả và trao đổi kết quả. Ví dụ: - Nhóm 1,2: Cao su có tính chất đàn hồi tốt

- Nhóm 3: Cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh. Khơng tan trong nước mà tan trong một số chất lỏng khác.

- Nhóm 4: Cao su có tính cách điện, cách nhiệt.

Bước 5: Kết luận: Cao su có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh, cách điện cách nhiệt, khơng tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.

Một số bài học giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm: Bài Hỗn hợp: Thực hành tạo một hỗn hợp gia vị với mục đích giúp học sinh hiểu được thế nào là hỗn hợp.

Bài Dung dịch: Thực hành pha chế dung dịch nước chanh, nước muối,

nước đường với mục đích giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa dung dịch với hỗn hợp; hiểu thế nào là dung dịch bão hòa.

Bài Lắp mạch điện đơn giản: Thực hành lắp mạch điện để tạo ra mạch điện kín, mạch điện hở.

Một phần của tài liệu skkn khoa học tự nhiên tiểu học (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)