- Thể hiện mẫu: Nội dung được viện dẫn từ luật khác
6. Hệ thống hoá phápluật
6.1 Khái niệm:
Hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống
pháp luật.
Ý nghĩa của hệ thống hố pháp luật: vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật vừa phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật.
Mục đich của hệ thống hố pháp luật: góp phần xây dựng một hệ thống văn bản quy
6.2 Các hình thức hệ thống hố pháp luật:
- Tập hợp hố: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật
riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực.
+ Chủ thể tập hợp hoá: mọi chủ thể.
+ Kết quả của pháp điển hoá: là một tập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
- Pháp điển hoá: là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, khơng
những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn chế định thêm các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng.
+ Về chủ thể: Pháp điển hố chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Về kết quả của pháp điển hoá: là một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung tổng hợp hơn và hiệu lực pháp lý cao hơn các văn bản trước đó điều chỉnh cùng một vấn đề.
*Giới thiệu một số hệ thống pháp luật trên thế giới. Nhận diện và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể theo các tiêu chí của hệ thống pháp luậtvi
BÀI 17
QUAN HỆ PHÁP LUẬT1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật
1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó
các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật
- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Quan hệ pháp luật là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng.
- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước.
- Nội dung của quan hệ pháp luật là các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ đó; hay nói cách khác các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền, nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
- Quan hệ pháp luật có tính xác định (có cơ cấu chủ thể xác định và phát sinh, thay đổi và chấm dứt theo các căn cứ cụ thể nhất định).