Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Bài TIỂU LUẬN THỰC HÀNH Học phần Logistics và Vận tải quốc tế Chủ đề XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 38)

3.4.1. Tình huống tranh chấp trên chặng quốc tế

3.4.1.1. Tóm tắt tình huống

Ngày 27/7/2019, Cơng ty TNHH Kohler Singapore đã giao hàng cho hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE với lộ trình đi từ cảng Singapore; tới cảng Hải Phòng, Việt Nam; với mặt hàng vận chuyển là 01 bộ máy phát điện KOHLER trị giá 158,311 USD.

Vào ngày 1/8/2019, tàu UNI PRUDENT trong quá trình di chuyển từ cảng Singapore; tới cảng Hải Phòng, Việt Nam; đã đâm va với vật thể ngầm trên biển, làm thủng tàu và hư hỏng một phần hàng hóa.

Trong q trình dỡ hàng từ 5/8/2019 đến 9/8/2019, chủ tàu cùng với đại diện cảng đã lập biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ COR, xác nhận lô hàng của Công ty TNHH Kohler Singapore đã bị hư hỏng và không thể sử dụng được.

Vào ngày 12/8/2019, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã thuê Công ty giám định tổn thất VINACONTROL để giám định thiệt hại và nguyên nhân xảy ra tổn thất hàng.

Ngày 13/8/2019, sau khi kiểm chứng kết quả giám định và việc giám định tổn thất đã theo đúng quy định, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã gửi công văn yêu cầu bồi thường tổn thất, nhưng chủ hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE không phản hồi. Ngày 16/8/2019, Công ty Trường Lộc lập đơn khởi kiện gửi Tòa án trọng tài thương mại quốc tế Singapore để buộc hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE bồi thường tổn thất do tai nạn trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

3.4.1.2. Giải quyết tranh chấp

Sau khi truy địi hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE bồi thường nhưng khơng nhận được phản hồi, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã quyết định lập đơn kiện:

● Thời gian: Ngày 23/9/2019.

Nguyên đơn - Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc.

Sau khi gửi các công văn yêu cầu hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE bồi thường cho số hàng hóa bị hư hỏng vì lý do trực tiếp là do tàu đâm va với vật thể ngầm gây vỡ, thủng thân vỏ tàu, nước tràn vào hầm hàng, căn cứ vào chứng thư giám định số CF24/01.31.1973. Vì vậy chủ tàu cần có trách nhiệm bồi thường do đã khơng có sự cần mẫn hợp lý khi di chuyển phương tiện, dẫn đến việc đâm vào vật thể ngầm.

Bị đơn - Hãng tàu ALTRON SHIPPING LINE trình bày

Việc tàu đâm va vào vật thể ngầm không phải là do lỗi chủ quan của chủ tàu hay thuyền viên mà là sự cố bất khả kháng, vì vậy chủ tàu khơng có trách nhiệm phải bồi thường cho bên nhập khẩu là Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đối với lượng hàng hóa hư hỏng, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất khả kháng tại Khoản 1 Điều 156 và Điều 294, Luật thương mại năm 2005. Bị đơn yêu cầu giám định lại.

Sau khi thu thập chứng cứ các bên, Tịa án mời Cơng Ty CP Giám Định EUROCONTROL để giám định lại tai nạn. Đây là đơn vị giám định độc lập, không liên quan đến 2 bên nguyên đơn và bị đơn.

Kết quả cuối cùng được đưa ra là: Tịa án khơng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc về việc yêu cầu Chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường trong vụ tai nạn ngày 1/8/2019 trên biển trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

Nguyên nhân:

● Tàu đủ khả năng đi biển và có sự cần mẫn hợp lý trong công tác cứu hộ

Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ, nhận thấy trước thời điểm xảy ra sự cố thì tàu có đầy đủ các giấy chứng nhận đăng kiểm, đăng ký theo quy định, và các giấy tờ này đều còn hiệu lực. Như vậy tàu có đủ các điều kiện vận chuyển và các giấy tờ thủ tục về an toàn. Khi xảy ra tai nạn chủ tàu tuân thủ nghĩa vụ thông báo cho các bên liên quan. Khi xảy ra tổn thất thì chủ tàu cũng thực hiện đầy đủ các trình tự về cứu hộ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc và Công ty giám định.

● Nguyên nhân tai nạn là do bất khả kháng

Theo kết luận của Công Ty CP Giám Định EUROCONTROL, nguyên nhân tai nạn là do tàu đâm va với vật thể ngầm gây vỡ, thủng thân vỏ phương tiện vận chuyển, nước tràn vào hầm hàng. Nhưng đồng thời tại thời điểm và địa điểm xảy ra tai nạn, điều kiện thời tiết có sự thay đổi với mưa lớn, bắt đầu có biển động, địa hình biển hình thành tảng đá ngầm bất thường cộng với tầm nhìn bị hạn chế do mưa bão, khi đến gần thuyền mới phát hiện ra. Thuyền trưởng đứng trong cabin, sử dụng máy tới và điều động phương tiện, hướng mũi tàu

sang phải nhằm thốt khỏi đá ngầm nhưng khơng kịp và bị đâm thủng. Như vậy, chủ tàu không vi phạm nghĩa vụ vận chuyển, sự cố tai nạn xảy ra ngày 1/8/2019 là do hồn cảnh khách quan, khơng phải do lỗi của thiết bị hoặc của thuyền trưởng hay do lỗi chủ quan của các thuyền viên trên tàu và chủ tàu.

Về chi phí, Cơng ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc chịu án phí sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm, cộng với chi phí giám định lại của Công Ty CP Giám Định EUROCONTROL.

3.4.2. Tình huống tranh chấp và giải quyết trên chặng nội địa

3.4.2.1. Tóm tắt tình huống

Ngày 17/7/2019, Cơng ty TNHH Kohler Singapore đã ký hợp đồng vận chuyển với Công ty TNHH J Logistics, với lộ trình đi từ Cơng ty TNHH Kohler Singapore đến cảng Singapore với mặt hàng vận chuyển là 01 bộ máy phát điện KOHLER trị giá 158,311 USD.

Công ty TNHH J Logistics di chuyển từ kho hàng Công ty TNHH Kohler Singapore đến cảng Singapore ngày 25/7/2019.

Sau khi xe container đến, hãng tàu ALTRON đã phát hiện container hàng bị ẩm và thông báo cho nguyên đơn Công ty TNHH Kohler Singapore.

Vào ngày 26/7/2019, sau khi kiểm chứng kết quả giám định tổn thất theo đúng quy định, Công ty TNHH Kohler Singapore đã gửi các chứng từ và giấy giám định về Cơng ty TNHH J Logistics để địi khoản tiền bồi thường cho số hàng bị hỏng; nhưng bên vận chuyển không phản hồi.

Ngày 5/8/2019, Công ty TNHH Kohler Singapore lập đơn khởi kiện gửi Tòa án trọng tài thương mại quốc tế Singapore để buộc công ty vận chuyển chi trả số tiền bồi thường.

3.4.2.2. Giải quyết tranh chấp

Sau khi nhận hàng được Công ty TNHH J Logistics vận chuyển đến cảng, nguyên đơn Công ty TNHH Kohler Singapore đã phát hiện container hàng bị ẩm và đưa đơn kiện kiện Công ty TNHH J Logistics.

● Thời gian: 5/9/2019

● Địa điểm: Tòa án trọng tài thương mại quốc tế Singapore

Bên nguyên đơn có đầy đủ hợp động vận tải và giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, trong đó trách nhiệm của Cơng ty TNHH J Logistics là vận chuyển hàng hóa từ Cơng ty TNHH Kohler Singapore đến cảng Singapore. Tuy nhiên, bên nguyên đơn sau khi nhận hàng hóa tại cảng đã phát hiện container hàng bị ẩm. Sau đó, cơng ty Công ty TNHH Kohler Singapore đã chủ động liên hệ ngay với Công ty TNHH J Logistics nhưng không nhận được lời giải thích hợp lí. Vì vậy, bên ngun đơn lập đơn khởi kiện Công ty TNHH J Logistics với đầy đủ hợp đồng và giấy tờ chứng minh.

Bị đơn – Cơng ty TNHH J Logistics trình bày

Bị đơn là cơng ty vận chuyển hàng hóa cho cơng ty Cơng ty TNHH Kohler Singapore từ công ty đến cảng Singapore. Bên bị đơn và bên nguyên đơn có hợp đồng vận tải. Về việc bên nguyên đơn trình bày rằng container bị ẩm, hàng hóa bên trong bị hỏng hóc, bên bị đơn đưa ra lập luận như sau: container bị ẩm là do bất khả kháng về thời tiết. Mưa bão rất lớn đã dẫn đến ngập kho ở Công ty TNHH J Logistics, làm rất nhiều các container hàng khác ẩm mốc trong đó có container của bên nguyên đơn bị vào nước dẫn đến ẩm mốc. Vì vậy, việc thực hiện sai hợp đồng của bên bị đơn là do tình huống bất khả kháng gây ra.

Nguyên đơn phản bác: Bên nguyên đơn cho rằng, bất khả kháng mà bị đơn đưa ra là không hợp lý. Việc mưa bão đã được dự báo trước và cấp độ xảy ra cũng khơng nằm ngồi dự đốn. Vì vậy, bên ngun đơn cho rằng việc hàng hóa bị hư hỏng là do bên bị đơn khơng có sự chuẩn bị tốt chứ khơng phải do bất khả kháng.

Kết quả

● Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Buộc Cơng ty TNHH J Logistics có trách nhiệm bồi thường 80% giá trị hàng hóa bị hư hỏng theo điều khoản số 6.2 “Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Cơng ty TNHH J Logistics chịu án phí sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.

Điều kiện giao hàng CIP (Carriage and Insurance Paid To) – Cước phí và bảo hiểm trả tới điểm đến, là một trong các điều kiện của Incoterm quy định rõ ràng chi phí, địa điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua.

Trong điều kiện này, người bán sẽ chịu tồn bộ chi phí (bao gồm cả việc thuê tàu, chi trả cước phí vận chuyển chặng quốc tế và mua bảo hiểm hàng hóa) từ lúc gửi hàng cho người vận tải đầu tiên cho đến khi người mua nhận được hàng tại điểm chỉ định thuộc nước người

mua. Người mua sẽ chịu rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên và chịu trách nhiệm chặng vận tải nội địa từ cảng đích đến kho của người mua.

Vì vậy, người mua sẽ đàm phán, ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở do mình thuê để đảm nhận nghĩa vụ chặng vận tải nội địa tại nước nhập khẩu của mình.

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA XUẤT NHẬP

KHẨU TRÊN CHẶNG VẬN TẢI DO CƠNG TY CP XÂY LẮP VÀ THƯƠNG

MẠI TRƯỜNG

LỘC VÀ CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TÂN VĨNH THỊNH ĐẢM NHẬN.

4.1 Quá trình đàm phán ký kết hợp đồng vận tải 4.1.1 Các bên tham gia

● Bên A (Bên chủ hàng)

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Lộc là công ty nhập khẩu hàng hóa từ Singapore về Việt Nam dự kiến nhận hàng vào ngày 3 tháng 8 năm 2019, muộn nhất vào ngày 10 tháng 8 năm 2019 tại cảng Green Vip, Hải Phòng, Việt Nam.

● Bên B (Bên vận chuyển)

Chi nhánh công ty TNHH Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh ( hay cịn gọi là cơng ty Everich) tại Hải Phịng là cơng ty được thuê bởi công ty xây dựng và thương mại Trường Lộc thuê để vận chuyển chặng vận tải nội địa từ cảng Hải Phòng đến địa điểm do công ty Trường Lộc đặt ra là Tổ 33, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

4.1.2. Quá trình đàm phán

Cơng ty Trường Lộc khảo giá, tham khảo nhiều nguồn thông tin, thị trường khác nhau về tên, địa chỉ hãng vận chuyển; tên và đặc điểm phương tiện; khối lượng; cảng bến bốc/ dỡ; cước phí và điều kiện thanh tốn; các điều khoản khác. Sau khi quyết định phương tiện vận

tải và lựa chọn được doanh nghiệp uy tín, cơng ty Trường Lộc cần gửi đơn đặt hàng cho công ty TNHH Dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh bằng hình thức email. Trong đơn đặt hàng, cơng ty ghi rõ các nội dung sau:

- Thông tin chi tiết đầy đủ về doanh nghiệp, người giao hàng (Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)

- Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất lượng, mẫu mã…)

- Thông tin chi tiết về phương tiện vận chuyển - Điều kiện và cách thức thanh tốn

4.1.2.2. Tiến trình đàm phán

Đại diện hai bên cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như thơng tin thị trường, thơng tin hàng hóa, dịch vụ của bên vận chuyển, các yếu tố về pháp luật, điều kiện giao nhận hàng hóa tại cảng và kho của người nhận. Hai bên tiến hành thương lượng với nhau về các vấn đề như cước phí, thời gian và phương thức vận chuyển, v.v. trong quá trình giao nhận hàng hóa. Cụ thể, sau khi nhận được báo giá, hai bên có những thương lượng:

● Bên A yêu cầu bên B giảm phí cước vận tải từ 6.000.000 đồng xuống còn 5.000.000

đồng. Lý do bên A đưa ra là quãng đường vận tải ngắn hơn so với bảng giá bên B đưa ra và bên A có nhiều lựa chọn về người chuyên chở. Bên B đồng ý với yêu cầu này.

● Bên A yêu cầu bên B phải cung cấp xe chở hàng phù hợp với mặt hàng là tổ máy phát điện, đảm bảo về mặt kỹ thuật của xe.

● Bên B đề nghị bên A thanh toán ngay khi bên B hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng tại kho của bên A. Bên A không đồng ý.

● Bên A đề nghị sẽ thanh toán của bên B chậm nhất là ngày 30/8/2019, sau khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục chứng từ. Bên B xem xét và chấp nhận yêu cầu này.

● Bên A chủ động đưa ra những thỏa thuận về thời hạn giao hàng và phương thức thanh tốn cho bên B.

Địa điểm đàm phán: Cơng ty cổ phần Xây dựng và thương mại Trường Lộc. Thời gian đàm phán: 15/7/2019

Sau nhiều lần trao đổi thương lượng, cả hai bên đã đưa ra được những điều khoản chung và đi đến ký kết hợp đồng vận chuyển.

Hợp đồng sẽ được ký kết trực tiếp tại buổi đàm phán và ký kết hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng sẽ được in thành hai bản mỗi bên giữ một bản.

4.2. Phân tích nội dung chính hợp đồng logistics/chứng từ vậntải tải

4.2.1. Phân tích nội dung chính hợp đồng vận tải nội địa

Chứng từ cần phân tích ở đây là chứng từ thể hiện mối quan hệ giữa người nhập khẩu và người chuyên chở (hay người vận tải), chứng từ này cịn gọi là hợp đồng vận tải hàng hóa nội địa Việt Nam.

Hợp đồng soạn thảo bao gồm những nội dung sau:

4.2.1.1. Điều khoản về chủ thể hợp đồng

Nhận xét: Hợp đồng dược thỏa thuận giữa bên người nhập khẩu (hay chủ hàng) - Công ty

Cổ phần xây dựng và thương mại Trường Lộc với công ty người chuyên chở (hay bên vận chuyển) là chi nhánh của công ty TNHH dịch vụ vận tải Tân Vĩnh Thịnh tại Hải Phòng.

4.2.1.2. Điều khoản về hàng hóa vận chuyển- Địa điểm giao nhận - Thời gian vận tải Nhận xét: Thơng tin về tên hàng và khối lượng hàng hóa giống trong hợp đồng mua bán

hàng hóa mà cơng ty Trường Lộc đã mua.

4.2.1.3. Điều khoản về phương thức giao nhận và phương tiện vận tải

Nhận xét: Ngay khi bên vận tải nhận được bộ chứng từ và hoàn thành bộ chứng từ nộp cho

hải quan thì sẽ chủ động sắp xếp một xe đầu kéo ra cảng để chở hàng về. Hình thức mang hàng về là mang nguyên container về kho hàng của người nhập khẩu. Các điều kiện về kiểm đếm số lượng hàng, giao hàng nguyên đai, nguyên kiện và các hình thức phạt về tình trạng hư hỏng, thiếu hụt và giá vận chuyển đều được hai bên thảo luận và ghi rõ trong hợp đồng vận tải. Đồng thời nếu được giao khơng đúng hàng hóa đã ghi trên hợp đồng vận tải thì bên vận tải có quyền khơng nhận hàng.

4.2.1.4. Giá cước, phương thức và thời gian thanh toán

Nhận xét: Bên người nhận hàng sẽ thanh toán cho bên vận tải bằng cách trả thẳng vào tài

khoản với các chi phí bao gồm cước phí vận tải, và chi phí phát sinh theo như thỏa thuận đã

Một phần của tài liệu Bài TIỂU LUẬN THỰC HÀNH Học phần Logistics và Vận tải quốc tế Chủ đề XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS – VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 38)