Cấu trúc gia đình theo số khẩu (quy mô)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 48 - 50)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

3.1.2. Cấu trúc gia đình theo số khẩu (quy mô)

Quy mơ gia đình được thể hiện qua số lượng các thành viên (số nhân khẩu) trong gia đình. Quy mơ gia đình thường chịu qui định (biểu hiện) bởi số các cặp vợ chồng trong gia đình và số lượng con của các cặp vợ chồng sinh ra.

3.1.2.1. Cấu trúc gia đình theo số khẩu trước Đổi mới

Tìm hiểu về gia đình người Dao Quần Trắng trước Đổi mới, chúng tơi thấy rằng qui mơ gia đình truyền thống của họ thường rất lớn (đông nhân khẩu).

Trước đây, các cặp vợ chồng mới cưới khơng có xu hướng tách hộ và xây nhà riêng ngay, họ thường ở cùng với bố mẹ chồng một thời gian. Hiện tượng này khá phổ biến trong xã hội người Dao Quần Trắng bởi những lý do: Thứ nhất, do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc xây dựng nhà cửa và sắm sửa các vật dụng để tổ chức một gia đình riêng là rất vất vả; Thứ hai, các cặp vợ chồng khi mới lấy nhau thường rất trẻ (ít tuổi), họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong tổ chức sản xuất nên họ muốn ở cùng bố mẹ để được trang bị thêm các kinh nghiệm từ những người lớn tuổi; Thứ ba, ở cùng với bố mẹ sẽ có người trơng coi, dạy dỗ con cái cho vợ chồng. Chính vì những lý do trên mà các cặp vợ chồng chỉ tách khỏi gia đình bố mẹ để thành lập gia đình riêng khi họ đã tự tổ chức được cuộc sống và con cái đã biết phụ giúp cho bố mẹ. Do các cặp vợ chồng khơng có nhu cầu tách ra thành gia đình riêng ngay nên trong xã hội truyền thống tồn tại nhiều gia đình có tới hơn một cặp vợ chồng, thậm chí một gia đình có từ bốn tới năm cặp vợ chồng (cặp vợ chồng ông bà, cặp vợ chồng bố mẹ và cặp vợ chồng của con).

“Thôn tôi khi đó có mười mấy nhà thơi nhưng nhà nào cũng đơng người, nhà nào cũng có mấy đơi vợ chồng: vợ chồng bố mẹ, vợ chồng của các con trai và con gái, có nhà vẫn cịn cả ơng bà đang sống cùng”. (T.T.N, nữ, 72 tuổi).

“Trước đây, người Dao chúng tôi khi lấy vợ, lấy chồng vẫn sống cùng với bố mẹ và vợ chồng của các anh chị, chúng tơi chỉ ra ở chỗ khác khi có điều kiện để làm nhà mới hay con cái nó đã lớn. Sống chung nó cũng có cái khơng tiện nhưng nó thuận lợi cho việc khai phá ruộng nương, trẻ con nó cũng tự chơi với nhau để người lớn đi làm”. (Đ.V.T, nam, 65 tuổi).

Quy mô gia đình lớn cịn do tập quán đẻ nhiều con của các cặp vợ chồng người Dao Quần Trắng. Hiện tượng đẻ nhiều con xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, do quan niệm truyền thống của đồng bào là “nhiều con, nhiều của”, con cái không chỉ là nguồn lao động của các gia đình mà cịn là chỗ trơng cậy cho cha mẹ khi về già; Thứ hai, do điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, điều kiện chăm sóc sức khỏe cịn hạn

49

chế nên tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” là phổ biến nên họ cũng muốn đẻ nhiều con để “sẵn sàng thay thế” khi có rủi ro xảy ra; Thứ ba, là do các biện pháp tránh thai chưa được áp dụng rộng rãi, chức năng tình dục để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý chưa tách khỏi chức năng sinh đẻ, các cặp vợ chồng không thể chủ động trong việc sinh con nên việc có nhiều con nhiều khi là do “nhỡ nhàng”.

“Tôi và vợ tôi đều là con đầu trong gia đình, bố mẹ tơi sinh được 9 anh em, khi đó nhà tơi có tất cả 11 người. Cịn ơng bà vãi (bố mẹ vợ) tôi sinh được 11 người, khi tơi về ở rể bên đó gia đình có tất cả 13 người, năm sau vợ chồng tôi sinh được đứa con thì có 14 người”. (B.V.T, nam 56 tuổi).

“Ngày xưa đất ở đây rộng, người lại ít, gia đình nào cũng thích đẻ nhiều con để có người đi làm, mà có nhiều con cũng vui, hơn nữa, sau này gia đình có việc gì anh em tập trung lại cũng đỡ vất vả, mỗi người chỉ giúp đỡ một tí là xong cơng việc”(Đ.V.T, nam, 65 tuổi)

Số liệu điều tra thực tế cho thấy, trước 1986 tất cả các gia đình trong mẫu đều có từ 2 người trở lên, trong đó, gia đình có từ 5 đến 6 người chiếm 48%, gia đình có trên 7 người chiếm tới 36%.

Bảng 3.5: Quy mơ gia đình thời điểm trƣớc 1986

STT Số người trong gia đình Số lượng %

1 Một người 0 0 2 Hai người 1 2 3 Ba người 1 2 4 Bốn người 6 12 5 Năm người 9 18 6 Sáu người 15 30

7 Bẩy người trở lên 18 36

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Quy mơ gia đình lớn một mặt gây ra những khó khăn nhất định trong sinh hoạt gia đình như khơng gian sinh sống của mỗi người bị thu hẹp, tự do cá nhân khó được tơn trọng, sự va chạm khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ngoài những tác động xấu trên, quy mơ gia đình lớn đã tỏ rõ những ưu thế trong sản xuất. Quy mơ gia đình lớn thường gắn với lực lượng lao động đông đảo nên họ có điều kiện tập trung nhân lực để khai phá ruộng nương với quy mô lớn và tâp trung nhân lực cho kịp mùa vụ.

3.1.2.2. Những biến đổi trong cấu trúc gia đình

Từ sau Đổi mới đến nay, quy mơ gia đình của đồng bào Dao Quần Trắng trên địa bàn nghiên cứu đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Tìm hiểu về quy mơ gia

50

đình của người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương hiện nay, chúng tơi thấy rằng: Quy mơ gia đình có xu hướng nhỏ đi và xuất hiện những gia đình chỉ có cặp vợ chồng chưa sinh con. Đại đa số các gia đình có từ 3 đến 5 người, chiếm tới 68% của mẫu, gia đình có từ 6 người trở lên tuy có giảm hơn giai đoạn trước 1986 nhưng vẫn còn tới 24% của mẫu.

Bảng 3.6: Quy mơ gia đình của ngƣời Dao Quần Trắng Tân Hƣơng hiện nay

STT Số người trong gia đình Số lượng %

1 Một người 1 2 2 Hai người 3 6 3 Ba người 8 16 4 Bốn người 14 28 5 Năm người 12 24 6 Sáu người 9 18

7 Bẩy người trở lên 3 6

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Quy mơ gia đình của nhóm Dao Quần Trắng trên địa bàn nghiên cứu có xu hướng nhỏ đi là do nhiều ngun nhân, trong đó hai ngun nhân chính tác động là do xu hướng tách ra khỏi gia đình bố mẹ sớm hơn và nguyên nhân thứ hai là các cặp vợ chồng ngày nay có xu thế đẻ ít con.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 48 - 50)