Các phong tục, nghi lễ trong cưới xin trước Đổi mớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 87 - 93)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

4.3.1. Các phong tục, nghi lễ trong cưới xin trước Đổi mớ

Tổ chức đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người, là sự kiện lớn đối với gia đình, dịng họ và của cộng đồng. Phong tục cưới xin truyền thống của người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một quá trình với nhiều các thủ tục và nghi lễ. Ngoài những nét chung với các nhóm Dao khác, phong tục, nghi lễ trong cưới xin của đồng bào Dao Quần Trắng có những nét riêng tất độc đáo. Vì vậy, nội dung này chúng tơi cũng sẽ trình bày chi tiết hơn so với các nội dung khác.

Trước khi đi đến kết hôn, trai gái người Dao Quần Trắng đến tuổi trưởng thành cũng được tự do tìm hiểu và yêu đương, nhưng để tiến tới hôn nhân, họ nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc, luật tục của gia đình, dịng họ cũng như của cộng đồng. Đặc biệt là quyền quyết định của cha mẹ, chỉ khi được cha mẹ hai bên nhất trí thì các nghi lễ trong hôn nhân mới được tiến hành. Để thành vợ, thành chồng, họ được tiến hành qua các nghi lễ chính sau:

* Lễ xem mặt (nịnh ăn rền)

88

đình nhà trai sẽ nhờ người mối lái sang bên nhà cơ gái để nói rõ gia cảnh và ý nguyện của gia đình mình. Qua ơng mối, gia đình nhà gái nắm được gia cảnh và ý định của gia đình nhà trai, gia đình nhà gái cũng cho biết ý định của mình. Nếu khơng đồng ý, gia đình nhà gái sẽ tìm cách từ chối khéo để nhà trai khỏi mất lòng. Còn nếu như đồng ý, gia đình nhà gái sẽ cho biết tuổi (âm lịch) của cô gái để ông mối đem về cho nhà trai đi so tuổi.

* Lễ so tuổi

Nhà trai sẽ đến nhờ thầy cúng so tuổi xem đơi trai gái có “hợp mệnh” với nhau khơng. Nếu nam nữ “hợp mệnh” thì được quan niệm là cuộc sống sẽ êm ấm, hạnh phúc, nhiều con cháu. Ngược lại, nếu tương khắc thì cuộc sống vợ chồng khơng hịa thuận, làm ăn lụn bại, có khi phải chia lìa nhau. Việc so tuổi có ý nghĩa quyết định đầu tiên đến sự thành bại của hôn nhân, chỉ khi nào tuổi hai người hợp nhau thì các nghi lễ tiếp theo mới được tổ chức; nếu khơng hợp tuổi thì dù hai bên gia đình và đơi trai gái có ưng thuận, đám cưới cũng sẽ không được tiến hành.

* Lễ xem chân gà (tảng chảy)

Sau khi so tuổi, nhà trai chọn ngày tốt để đến nhà gái tiến hành lễ xem chân gà. Lễ vật đem theo là một con gà trống (gà hoa) và một chai rượu (trước đó, nhà trai thơng báo cho nhà gái biết kết quả của việc so tuổi và xin được thực hiện các nghi thức tiếp theo). Họ mổ gà cúng tổ tiên nhà gái, trình báo mong muốn của hai gia đình, xin tổ tiên phù hộ và tiến hành xem chân gà tại nhà gái hoặc đến nhờ thầy cúng xem hộ. Quan niệm của đồng bào nếu thấy chân gà cong đều, chụm, không tụ máu là tốt và có thể làm lễ cưới được. Sau khi xem chân gà thấy tốt, nhà trai sẽ báo ngày giờ làm lễ dạm hỏi chính thức để nhà gái chuẩn bị.

Trong trường hợp chân gà khơng như ý, hai gia đình có thể lập lại nghi lễ này, để xem việc hơn nhân có thể được tiếp tục khơng. Cịn nếu như xem chân gà vẫn thấy khơng tốt thì đơi trai gái cũng khơng thể tiến tới hơn nhân.

* Lễ ăn hỏi (trị chảy toi)

Đúng ngày đã định, gia đình nhà trai mang lễ vật đến nhà gái để làm lễ ăn hỏi, lễ vật chính gồm: 2 con gà trống thiến (vì vậy cịn được gọi là lễ gà đơi) và một chai rượu. Phía nhà gái tiếp đồn nhà trai có anh em họ hàng, làng xóm gần

89

gũi. Sau bữa cơm, đại diện hai gia đình bàn bạc việc cưới xin, thỏa thuận về sính lễ, về việc ở rể… Lễ vật thách cưới nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào khả năng của ông mối, cũng như kinh tế của từng gia đình, thơng thường gồm 50 kg thịt lợn, 5 đôi gà trống thiến, một con gà già, 10 lít rượu, một vịng bạc trắng (1,4 lạng) nếu khơng lấy bạc thì lấy 5 quan tiền, mũ cô dâu (mũ bồ đài để cô dâu đội trong ngày cưới). Ngồi ra cịn có trầu cau, chè thuốc, bánh kẹo. Nội dung cụ thể sẽ được ghi vào tờ “hôn thư” trước sự chứng kiến của mọi người. Dựa vào tờ “hơn thư”, hai gia đình thực hiện nghĩa vụ của mình, đặc biệt là việc chuẩn bị lễ vật của nhà trai.

Sau lễ ăn hỏi, bố mẹ chàng trai đem lễ vật gồm một con gà trống, một chai rượu đến nhờ thầy cúng xem cho ngày cưới. Dựa vào tuổi của cô gái, thầy cúng tra sách lịch chọn ngày hoàng đạo để tổ chức lễ cưới. Kể từ sau khi lễ ăn hỏi, cô gái được coi là người “đã có chủ” và chàng trai được đi lại nhà gái thường xuyên hơn.

* Lễ báo cưới (chò meng)

Trong nghi lễ này, nhà trai chuẩn bị lễ vật là một con lợn khoảng 30 kg sang nhà gái làm lễ báo cưới, đoàn đi lễ báo cưới có ơng mối, bố chú rể, và hai chàng trai mang theo lễ vật. Chủ nhà mời những người bề trên trong họ tới dự rồi mổ lợn, làm cơm cúng tổ tiên. Nhà trai báo cho nhà gái biết ngày giờ tổ chức hôn lễ. Mặc nhiên, ngày cưới không được trùng với ngày sinh tháng đẻ của cô dâu và chú rể.

Tại lễ này, nhà trai chính thức xin bản “lộc mệnh” của cơ dâu tương lai. Bản lộc mệnh là một tờ giấy hồng hay vải đỏ có hình con cá đã được ghi bằng chữ Nho một số thông tin về cô gái như họ tên, ngày tháng năm sinh, cung số. Đây là cơ sở để nhà trai đưa tên cơ vào gia phả dịng họ mình. Nếu vì lý do nào đó, hai bên khơng thể đi đến hơn lễ, theo tập tục nhà trai phải trả lại lộc mệnh. Tuy nhiên, khi bản “lộc mệnh” đã được trao là sự thừa nhận việc hơn nhân, đám cưới khó mà thay đổi được.

* Lễ cưới (áy cón)

Sau lễ báo cưới, cả hai gia đình đều bắt tay vào việc chuẩn bị cho ngày cưới, và những điều kiện sống ban đầu cho đôi tân hôn. Lễ cưới thường được tổ chức vào dịp cuối năm, họ kiêng tổ chức lễ cưới vào các tháng lẻ trong năm (đặc

90

biệt là vào tháng ba), kiêng tổ chức lễ cưới trùng với ngày sinh của bố mẹ, cô dâu, chú rể, hai bên gia đình với quan niệm tổ chức vào ngày này vợ chồng sẽ không được may mắn. Lễ cưới truyền thống của đồng bào được diễn ra trong 3 ngày với nhiều các hoạt động như sau:

Trước ngày cưới, gia chủ mời họ tộc đến để bàn về đám cưới, góp cưới, chọn người đi đón dâu, chuẩn bị thực phẩm cho ngày cưới. Thường thì anh em, thân thích, hàng xóm, tùy khả năng có thể sẽ giúp nhau lợn, gà, gạo, rượu,… Ngồi ra, nhà trai cịn mời thêm ông Quan lang (ông Mờ) làm chủ hôn hướng dẫn các nghi lễ trong q trình đón dâu. (Ơng Mờ phải là người am hiểu phong tục tập quán và đã được cấp sắc ) và ơng Mối (lài cóng) đến dự. Trước ngày đón dâu , nhà trai chọn giờ tốt đưa đầy đủ sính lễ (đã ghi trong “hơn thư”) sang nhà gái. Cũng trong ngày hơm đó, nhà trai cũng như nhà gái đều làm cơm mời họ tộc và láng giềng tới dự (ăn họp họ) và có ý kiến nhờ anh em họ tộc cùng làng xóm giúp đỡ trong lễ cưới này. Đồng thời cả hai gia đình đều phải làm lễ cải sát (giải hạn) cho cô dâu, chú rể. Người Dao Quần Trắng quan niệm trai, gái trước khi nên vợ nên chồng, cần phải giải hạn để xua đi những xung khắc với bố mẹ, với mọi người trong gia đình và giữa hai người với nhau.

Đồn đi đón dâu phải có đúng 11 người, gồm chú rể, ơng Long chấu (thay mặt bố chú rể), ông Quan lang (ông Mờ), ông Mối, 5 người bạn của chú rể, hai cậu bé khoảng từ 12 – 14 tuổi làm phù rể. Trước giờ khởi hành đi đón dâu, ơng Quan lang thắp hương cầu khấn tổ tiên mong trên đường đón dâu khơng gặp trắc trở. Lúc này, chú rể phải làm thủ tục bái tổ tiên trước khi sang nhà cơ dâu và kế ngay đó, bạn chú rể đứng hát xin tổ tiên phù hộ cho một đám cưới suôn sẻ, gặp nhiều may mắn. Đúng giờ đã chọn, đồn đi đó dâu khởi hành theo thứ tự: ông Quan lang đi trước, tiếp theo là ông Long chấu, rồi đến 3 người bạn rể, 2 cậu bé, chú rể, 2 người bạn rể còn lại, sau cùng là ông Mối.

Theo phong tục của người Dao Quần Trắng, cả đồn đi đón dâu đều mặc quần trắng và chú rể khi ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa là sẽ che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường đi. Dù gần hay xa, nhà trai trên đường đi đón dâu khơng được vào nhà gái ngay mà phải nghỉ lại trên đường (nhà người quen hoặc nhà ông mờ) cho đến khoảng 5 giờ chiều mới vào nhà gái. Khi đoàn nhà trai đến cổng nhà gái lúc đó cửa nhà gái được đóng lại do 2 người

91

bạn dâu ở trên nhà. Lúc này chú rể được ông Quan lang lấy áo vàng (guế vằng) trùm kín lên đầu, cầm tay đứng chờ ở chân cầu thang. Phía nhà gái cất lời hát đố, nhà trai cử hai người bạn rể đối đáp. Cuộc hát diễn ra khá lâu, khi nhà trai đối đáp một cách đầy đủ mới được mời vào nhà. Khi bước lên nhà, nhà trai phải trao mấy đồng tiền lẻ cho hai cô gác cửa để nhờ mở cửa . Khi bước qua cửa thì chú rể sẽ phải bước chân trái lên trước và thầy cúng làm phép rửa chân cho chú rể. Hai cậu bé phù rể được sự hướng dẫn của ông Quan lang dắt chú rể lên cầu thang rồi vào thẳng buồng cô dâu (trước đó cơ dâu đã đi lánh mặt ở bên nhà hàng xóm). Tiếp theo, ơng Quan lang gài chiếc ô lên mái buồng cô dâu, bên trong có một chút gạo tẻ được gói vào tờ giấy đỏ (biểu hiện sự cầu mong cho đôi tân hôn làm ăn thuận lợi). Cô dâu sau khi trang điểm bên hàng xóm, thay đổi trang phục, được bà “đóng phà” dắt về nhà làm lễ bái kiến. Bà đóng phà tay phải cầm đai áo cô dâu, tay trái cầm con dao, đưa cô vào buồng. Con dao được cài lên vách buồng với ý nghĩa cắt đứt mọi vía xấu cho cơ dâu và chú rể.

Sau khi ăn uống, nghỉ ngơi, chú rể ra làm lễ trình tổ tiên. Tiếp đó, chú rể làm lễ lạy tạ bố mẹ vợ và họ hàng nhà gái, rồi bưng khay rượu mời từng người theo vai vế bên nhà gái để cảm ơn và nhận anh em họ hàng nhà vợ. Sau các lễ thức đó, chú rể được 2 cậu bé dắt vào buồng cơ dâu (tối đó chú rể cùng hai phù rể ngủ tại buồng cơ dâu, cịn cơ dâu lại đi ngủ ở một chỗ khác). Trong khi đó, ở bên ngồi vẫn diễn ra mọi thủ tục, nghi lễ giữa đại diện nhà trai, ông Mối với người đại diện bên nhà gái và cuộc hát đối đáp giữa nam nữ thanh niên của hai họ. Sau khi các thủ tục hoàn tất, dân làng cùng đến chúc mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, tất cả mọi uống rượu và vui chơi suốt đêm. Khi gà gáy sáng, chú rể để lại buồng cô dâu cái áo vàng được trùm hôm qua rồi cùng một cậu bé trở về nhà mình trước. Theo phong tục của người Dao Quần Trắng, khi trở về nhà, chú rể khơng đi cùng đồn đón dâu.

Sáng hôm sau, nhà gái dọn mâm cỗ thết đãi đồn đón dâu và quan khách để chờ đến giờ đưa dâu như đã được báo trước. Ông Mối thay mặt đồn đón dâu nói lời cảm ơn tất cả gia đình và họ tộc nhà gái, xin phép được đón cơ dâu về nhà chồng. Cô dâu vận bộ trang phục truyền thống gồm quần trắng, áo chàm thêu, đầu đội chiếc mũ bồ đài được trang trí cơng phu với những đồng bạc nhỏ, những ngơi sao nhỏ đính xung quanh, các sâu hạt cườm, các sợi tua nhiều màu

92

sắc. Một cậu bé dắt cô dâu từ trong buồng ra đến cửa và hai bạn dâu đứng ở ngoài cửa đợi. Trước khi đồn đón dâu đi, bố mẹ cơ dâu đưa cho cơ vài nắm cơm, một ít tiền lẻ. Khi cơ ra đến cửa, các em của cơ đóng cửa lại, khóc ịa lên như níu kéo, khơng muốn cho cơ đi. Ơng Quan lang phải đưa cho cô dâu một ít tiền lẻ thì cánh cửa mới được mở ra cho đoàn đưa dâu đi.

Đoàn rước dâu lúc này có 12 người gồm có 9 người của nhà trai, cô dâu và hai người bạn dâu (đồng bào quan niệm “đi lẻ về chẵn”, nên số người trong đoàn từ nhà gái về nhà trai bao giờ cũng là số chẵn (12 người). Trên đường đi, đồn đón dâu phải thực hiện một số nghi thức nhất định như tránh gặp đám ma, đám cưới; nếu qua máng nước phải gỡ bỏ máng ra, cịn gặp sơng suối, nhất thiết phải thả một nắm cơm và một ít tiền lẻ để mong hà bá phù hộ. Trên đường đưa dâu về, đoàn cũng phải nghỉ ngơi ở một nơi nhất định đến khoảng 5 giờ chiều mới được vào nhà.

Khi đến chân cầu thang, cô dâu đứng đợi hai người bạn của mình hát đối với các bạn rể. Lúc ấy, một người cô đứng tuổi đem đồ trang sức (vịng cổ, vịng tay) đeo cho cơ dâu, và mặc thêm cho cô một đôi yếm, đôi áo, quấn một tấm váy để thể hiện sự quan tâm của nhà chồng đối với cô. Bấy giờ, ông Quan lang chùm chiếc áo vàng - mà chú rể để lại đêm qua - lên đầu cơ dâu. Sau đó, một phù rể sẽ cầm tay áo của cô dâu dẫn lên cầu thang, thầy cúng bên nhà trai đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu, bước chân đầu tiên bước vào nhà chồng thì cơ dâu phải bước chân phải. Trong đám cưới của người Dao thì chú rể khơng được ra đón và cũng khơng được nhìn mặt cơ dâu cho đến khi các nghi lễ lạy tạ tổ tiên được thực hiện xong bởi người Dao Quần Trắng cho rằng, có như vậy thì mới tránh được những điều rủi ro, cô dâu và chú rể mới sống hạnh phúc.

Dưới sự hướng dẫn của người đứng tuổi trong họ tộc nhà trai, cô dâu được mời ngồi xuống chiếu trong buồng cưới. Mâm cơm thịnh soạn được dọn ra để cô và hai người bạn gái cùng ăn. Đó là bữa cơm đầu tiên của cô tại nhà chồng, gọi là bữa cơm “lấy giờ vào nhà”, sau bữa cơm, các lễ thức khác lại được tiếp diễn.

Đúng giờ đã chọn, một mâm cỗ cúng để trình gia tiên được đặt lên bàn thờ. Ông Long chấu vào buồng đưa nàng dâu ra làm lễ. Cơ quỳ trước bàn thờ, có 2 bạn dâu đứng bên cạnh, thầy cúng thắp hương làm lễ trình báo với tổ tiên là gia đình đã có thêm một thành viên mới, mong tổ tiên phù hộ cho đôi tân hôn. Sau lễ trình gia tiên, ơng mối bố cáo với cả nhà và họ tộc biết là đã đón

93

được nàng dâu về, xin tồn gia thừa nhận và giúp đỡ đôi tân hôn. Sau lễ tiết này, cô dâu làm nghi thức lạy bố mẹ, anh em họ tộc nhà chồng và trở lại buồng. Đêm hơm đó, các thành viên trong đồn đưa dâu ngủ lại nhà trai, gia đình lại tổ chức cho nam nữ thanh niên hát đối thâu đêm.

Sáng hôm sau, cô dâu dậy thật sớm để đi lấy nước về cho bố mẹ chồng rửa mặt (thể hiện sự chăm sóc của nàng đối với cha mẹ chồng). Hơm đó, nhà trai làm cỗ mời anh em họ tộc và quan khách tới chung vui cùng gia đình. Tiệc tan, ơng Quan lang vào buồng tân hôn xé tờ giấy đỏ gói đơi đũa rồi đốt giấy đi, cơng nhận cơ dâu – chú rể đã thật sự trở thành vợ chồng. Nghi thức cưới ở nhà trai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)