Định tính glycosid tim :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sơ bộ đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây thuốc gọi là xạ đen (Trang 27 - 28)

Lấy lOg dược liệu cho vào bình nón có dung tích 250ml. Thêm 100ml nước cất, ngâm ở nhiệt độ phòng 24 giờ. Gạn dịch lọc vào cốc có mỏ, thêm vào dịch gạn 5ml dung dịch chì acetat 30%, khuấy đều, để lắng, lọc qua giấy lọc. Chuyển dịch lọc vào bình gạn 100ml, lắc với cloroform 3 lần, mỗi lần 5ml. Gạn lớp chloroform vào cốc có mỏ, dịch gạn phải trong suốt, nếu còn nước phải loại nước bằng Na2S04 khan, chia đều dịch chiết chloroform vào 4 ống nhỏ, cô trên nồi cách thủy đến khô, cắn còn lại tiến hành làm các phản ứng:

Phản ứng Lỉebermann:

Cho vào ống nghiệm chứa cắn lml alhydrid acetic, lắc đều cho tan hết cắn, cho thêm đồng lượng acid sulfuric đặc theo thành ống nghiệm cho phân thành 2 lớp.

Kết quả: Không thấy xuất hiện vòng đỏ tím giữa 2 lớp phân cách (phản ứng âm tính đối với cả thân và lá).

Phản ứng Baljet:

Cho vào ống nghiệm chứa cắn lml ethanol 90° thêm thuốc thử Baljet vừa mới pha (1 phần acid picric 1% - 9 phần NaOH 10%)

Kết quả: Không thấy xuất hiện màu vàng da cam (phản ứng âm tính đối với cả thân và lá).

Cho vào ống nghiệm chứa cắn lml ethanol 90°, lắc cho tan hết cắn, thêm 1 giọt thuốc thử Natri prussiat 0,5% và 2 giọt NaOH 10%.

Kết quả: Không xuất hiện màu đỏ (phản ứng âm tính đối với cả thân và lá).

Phản ứng Keller - Kiliani:

Cho vào ống nghiệm chứa cắn lml FeCl3 5% trong acid acetic, nghiêng ống nghiệm, cho từ từ acid sulfuric đặc theo thành ống nghiệm.

Kết quả: Không thấy vòng đỏ giữa 2 lớp phân cách (phản ứng âm tính đối với cả thân và lá).

Kết luận: Không có glycosid tim trong thân và lá cây Xạ đen 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sơ bộ đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây thuốc gọi là xạ đen (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)