Kết quả và đánh giá

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp nhúng đỉnh vào đồ thị hai phía để xây dựng hệ thống khuyến nghị (Trang 65 - 73)

6. Cấu trúc của đề tài

4.3. Thực nghiệm và kết quả

4.3.2. Kết quả và đánh giá

Số liệu thống kê mạng đồ thị hai phía của bộ dữ liệu Kho_PTC4 thực tế thu thập và bộ dữ liệu DBLP được mô tả tại bảng 4.2. Kết quả thực nghiệm khi áp dụng hệ thống khuyến nghị trên hai bộ dữ liệu ứng với từng độ đo được thể hiện tại bảng 4.3.

Bảng 4.2. Thống kê dữ liệu các đồ thị

Dữ liệu Kho_PTC4 DBLP

Số lượng user |U| 146 6,001

Số lượng item |V| 593 1,308

Số lượng cạnh |E| 7,514 29,256

Trong khi dữ liệu DBLP có số lượng người dùng cao hơn 4 lần so với đối tượng thì ngược lại dữ liệu Kho_PTC4 lại có số lượng đối tượng cao hơn gần 4 lần so với người dùng. Như vậy trong dữ liệu Kho_PTC4 sẽ có nhiều đối tượng có rất ít người dùng đánh giá, tương ứng với việc có nhiều vật tư thiết bị có rất ít đơn vị sử dụng đến.

Bảng 4.3. Kết quả thực nghiệm khi áp dụng nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía lên hai bộ dữ liệu Kho_PTC4 và DBLP

Dữ liệu

Độ đo đánh giá sai số của dự đoán

Độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất

MAE RMSE F1@10 MAP@10 MRR@10

DBLP 1.21706003 1.46884238 0.1280 0.1945 0.3024

Kho_PTC4 1.41278254 1.98044531 0.1353 0.0664 0.3397

Kết quả của phương pháp nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía khá tương đồng nhau ở cả hai bộ dữ liệu cho thấy dữ liệu thực tế của doanh nghiệp là phù hợp khi được xây dựng dưới dạng mạng đồ thị hai phía để áp dụng vào hệ thống khuyến nghị. Sai số dự đoán của dữ liệu Kho_PTC4 cao hơn so với DBLP, đặc biệt ở sai số RMSE cao hơn nhiều cho thấy số lượng trường hợp có sai số dự đốn lớn trong Kho_PTC4 cao hơn so với số lượng trường hợp trong DBLP.

Đối với các độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất, kết quả từ dữ liệu của Kho_PTC4 tốt hơn ở F1@10 và MRR@10, nhưng thấp tại MAP@10. Điều này cho thấy danh sách ngắn do hệ thống khuyến nghị đưa ra đối với dữ liệu Kho_PTC4 tương đối tốt tuy nhiên thứ hạng của các đối tượng phù hợp với người

dùng là còn thấp. Mặc dù vậy, đối tượng của tập dữ liệu là các vật tư thiết bị trong kho của doanh nghiệp đa phần là tương tự nhau, có thể thay thế cho nhau, thì người dùng sẽ chỉ cần quan tâm đến đối tượng đầu tiên được nhìn thấy trong danh sách, phù hợp với kết quả MRR@10 thu được.

Đồ thị 4.1. Kết quả độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất đối với hai tập dữ liệu

Tiến hành thực nghiệm phương án sử dụng mã VTTB gồm 8 ký tự so với phương án lựa chọn gồm 5 ký tự, kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực nghiệm các phương án số lượng bộ ký tự

Mơ hình

Số lượng dòng dữ

liệu

Độ đo đánh giá sai số của dự đoán

Độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất

MAE RMSE F1@10 MAP@10 MRR@10

Phương án bộ mã số 8 ký tự 12,847 0.774452 0.934079 0.0225 0.0074 0.0682 Phương án bộ mã số 5 ký tự 7,514 1.412782 1.980445 0.1353 0.0664 0.3397 0.128 0.1945 0.3024 0.1353 0.0664 0.3397 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 F1@10 MAP@10 MRR@10 DBLP Kho_PTC4

Đồ thị 4.2. Kết quả độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất đối với hai phương án số lượng bộ mã ký tự

Kết quả về các độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách khuyến nghị cho thấy phương án sử dụng bộ mã số gồm 5 ký tự đạt hiệu quả vượt trội so với phương án 8 ký tự. Mặc dù vậy, sai số của dự đoán trong phương án bộ mã 8 ký tự lại tốt hơn, nguyên nhân của việc này là do cấu trúc của bộ dữ liệu có sự khác biệt giữa hai phương án. Với phương án bộ mã 5 ký tự ta có 7,514 dịng dữ liệu, trong khi phương án bộ mã 8 ký tự có đến 12,847 dịng dữ liệu, đồng thời khi giữ số mã ký tự lớn thì số lượng item cũng tăng lên (từ một mã 5 ký tự sẽ quay trở lại nhiều mã 8 ký tự), khiến cho trọng số (là số lần sử dụng VTTB) của từng user với item giảm đi, và các trọng số này lại tập trung vào vùng giá trị thấp khiến cho sai số dự đoán cũng đồng thời giảm đi (Bảng 4.5). Do đó, đối với cơng tác thực tế ưu tiên vào việc gợi ý danh sách các VTTB tương tự phục vụ cho các đơn vị, ta có thể thấy phương án sử dụng bộ mã 5 ký tự là lựa chọn phù hợp, thể hiện qua kết quả các độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất.

0.0225 0.0074 0.0682 0.1353 0.0664 0.3397 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 F1@10 MAP@10 MRR@10 Bộ mã 8 ký tự Bộ mã 5 ký tự

Bảng 4.5. Tần suất các giá trị trọng số user-item trong các bộ dữ liệu

Trọng số của các cặp user-item

Tần suất xuất hiện P.án 5 ký tự P. án 8 ký tự 1 4,170 10,105 2 1,484 1,705 3 663 549 4 386 230 5 223 104 6 157 49 7 105 32 8 70 16 9 42 14 10 30 9 11-20 184 34 Tổng số 12,847

Khi áp dụng cùng bộ dữ liệu Kho_PTC4 lên hệ thống khuyến nghị ứng dụng nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía và mơ hình lọc cộng tác dựa trên bộ nhớ, ta được kết quả thể hiện ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thực nghiệm khi áp dụng nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía và khi áp dụng lọc cộng tác dựa trên người dùng và đối tượng

Mơ hình

Độ đo đánh giá sai số của dự đốn

Độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất

MAE RMSE F1@10 MAP@10 MRR@10

Lọc cộng tác dựa

trên người dùng 2.18822016 2.83783191 0.1082 0.0426 0.2283 Lọc cộng tác dựa

trên đối tượng 1.49723066 2.17616912 0.0892 0.0329 0.1894

Nhúng đỉnh mạng

Đồ thị 4.3. Kết quả độ đo đánh giá độ chính xác của danh sách đề xuất so sánh giữa nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía và lọc cộng tác thơng thường Các phép đo sai số và độ chính xác của hệ thống khuyến nghị khi nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía đều tốt hơn rất nhiều so với cả hai mơ hình lọc cộng tác dựa trên người dùng và dựa trên đối tượng, xét trên cả việc dự đoán đánh giá và việc đưa ra danh sách đề xuất. Kết quả này là do việc mơ hình hóa các quan hệ gián tiếp khi nhúng đỉnh mạng hai phía đã bảo tồn được các mối liên hệ ẩn giữa người dùng và người dùng, giữa đối tượng và đối tượng trong thực tế, điều này khơng có được trong các phương pháp lọc cộng tác dựa trên bộ nhớ.

Cụ thể phương pháp nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía thu thập thơng tin các mối quan hệ gián tiếp giữa các đỉnh cùng phía thơng qua việc thực hiện các bước đi ngẫu nhiên, sau đó tối ưu hóa đồng thời cả các quan hệ gián tiếp và quan hệ trực tiếp giúp cho các mối liên kết khác nhau củng cố lẫn nhau. Điều này giúp cho vector nhúng biểu diễn tốt hơn mối quan hệ giữa các đỉnh trong toàn đồ thị cũng như với các đỉnh lân cận, từ đó mơ hình được biểu diễn sẽ sát với đồ thị thực tế hơn. 0.1353 0.0664 0.3397 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 F1@10 MAP@10 MRR@10

Lọc cộng tác dựa trên người dùng Lọc cộng tác dựa trên đối tượng Nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía

Tiếp tục tiến hành thực nghiệm các trường hợp với danh sách đề xuất top_N lần lượt là 3, 5, 8, 10 và 15, ta có các kết quả cho tại Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả thực nghiệm khi áp dụng nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía và khi áp dụng lọc cộng tác dựa trên người dùng và đối tượng

Phương án F1 MAP MRR Top N = 3 0.0821 0.0564 0.1618 Top N = 5 0.1084 0.0596 0.2372 Top N = 8 0.1336 0.0610 0.2916 Top N = 10 0.1353 0.0664 0.3397 Top N = 15 0.1454 0.0597 0.3271

Ứng với top_N càng lớn, tức là danh sách đề xuất càng nhiều, các độ đo đánh giá hiệu quả của của hệ thống khuyến nghị càng tốt hơn. Điều này là phù hợp với thực tế vì số lượng các đối tượng phù hợp sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, một danh sách đề xuất quá dài sẽ khiến cho người cần được tư vấn cảm thấy bối rối để lựa chọn. Đối với công tác thực tế tại doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng đều nắm rõ chức năng các vật tư thiết bị trong danh mục đề xuất nên chỉ cần một danh sách khuyến nghị ngắn là có thể chọn ra được đối tượng phù hợp cho công việc. Kết quả thực nghiệm cho thấy danh sách khuyến nghị gồm 8-10 đối tượng là tối ưu.

4.4. Kết luận

Trong chương này, đóng góp của chính của đề tài cũng đã được trình bày thơng qua kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía từ dữ liệu thực tế để xây dựng một hệ thống khuyến nghị áp dụng vào hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, cụ thể là công tác quản lý cấp phát vật tư thiết bị tại Công ty Truyền tải điện 4. Qua so sánh với các mơ hình và dữ liệu tham chiếu cho thấy hướng tiếp cận nhúng đỉnh mạng đồ thị hai phía là phù hợp và đạt hiệu quả tốt hơn so với các phương pháp truyền thống. Các quan hệ gián tiếp bậc cao giữa

các đỉnh cùng phía đã được thu thập và bảo tồn trong q trình nhúng đỉnh, từ đó cải thiện độ chính xác cho kết quả của hệ thống khuyến nghị được xây dựng.

Tuy nhiên, một số độ đo mức độ chính xác của hệ thống khuyến nghị vẫn còn thấp, điều này là do mơ hình huấn luyện chưa được đầy đủ, cơ sở dữ liệu vẫn chưa đủ lớn dẫn đến kết quả dự đoán nhiều trường hợp chưa đạt yêu cầu. Do đó, cơ sở dữ liệu thực tế vẫn cần được tiếp tục cập nhật thêm để kết quả của hệ thống khuyến nghị có thể được cải thiện đáp ứng được yêu cầu công việc thực tiễn.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp nhúng đỉnh vào đồ thị hai phía để xây dựng hệ thống khuyến nghị (Trang 65 - 73)