CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.4 Các nghiên cứu về đo lường chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân nữ ung
1.4.2 Các nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tại Việt Nam
Nam
1.4.2.1 Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ mắc ung thư
Tại Việt Nam, cĩ một số đề tài nghiên cứu về CLCS đã được thực hiện cho người bệnh ung thư nói chung và từng bệnh ung thư nói riêng.
Nghiên cứu thực hiện khảo sát CLCS trên người bệnh ung thư vú giai đoạn sớm đã điều trị của tác giả Cung Thị Tuyết Anh và cộng sự. Đối tượng khảo sát là 130 người bệnh ung thư vú và 130 phụ nữ cùng độ tuổi nhưng khơng mắc ung thư. CLCS được khảo sát bằng Bộ câu hỏi QLQ-C30 và bằng câu hỏi trên người bệnh ung thư vú QLQ-Br23. Điểm trung bình CLCS nói chung tương đương nhau giữa 2 nhĩm (76 ± 3,3 và 76,1 ± 3,3). Nghiên cứu chỉ ra yếu tố cĩ bệnh lý ảnh hưởng xấu đến CLCS. Các yếu tố cĩ thể dự báo: triệu chứng tồn thân (44%), hĩa trị, cảm xúc và nghề nghiệp [105].
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng sống người bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung tại Việt Nam. Đây là nghiên cứu mơ tả cắt ngang cĩ phân tích trên 580 người bệnh bằng phương pháp thu nhập số liệu bằng hai bộ câu hỏi CLCS EORTC QLQ-C30 và EQ-5D [106].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương về đánh giá CLCS người bệnh ung thư giai đoạn 4 trước và sau điều trị Khoa chống đau – bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2013 cũng sử dụng Bộ cơng cụ QLQ-C30 phiên bản 3.0. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa vị trí ung thư với điểm sức khỏe tổng quát... Đặc biệt là để nâng cao CLCS thì cần phải cĩ chế độ điều trị và chăm sóc tồn diện cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Tác giả khuyến cáo là bộ câu hỏi QLQ-C30 sẽ giúp cán bộ Y tế đánh giá tồn diện tình trạng của người bệnh [107].
Nghiên cứu của Trần Bảo Ngọc, Bùi Diệu, Nguyễn Tuyết Mai tại bệnh viện K đã điều tra cắt ngang 71 bệnh nhân ung thư trong thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 7/2012 sử dụng bộ cơng cụ EORTC QLQ-C30 và QLQ – H&N35 để đánh giá CLCS của bệnh nhân, kết quả điểm CLCS tổng thể trung
bình là 58, điểm các chức năng trung bình là 71 (cao nhất là chức năng hoạt động và thấp nhất là chức năng xã hội). Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận EORTC QLQ-C30 và QLQ – H&N35 là tin cậy và phù hợp với bệnh nhân Việt Nam [108].
Nghiên cứu của Đặng Thị Bích Ngọc về “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016 – 2017” tác giả sự dụng bộ cơng cụ EORTC QLQ-C30 và QLQ – H&N35 để mơ tả CLCS của bệnh nhân ung thư; kết quả thu được: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh là 72,2 ± 15,7 điểm. Trong lĩnh vực chức năng, điểm nhận thức cao nhất (95 ± 13,4), ngược lại điểm xã hội thấp nhất (84,9 ± 21,5). Điểm chất lượng cuộc sống thấp nhất ở nhĩm triệu chứng tiêu chảy, cao nhất ở nhĩm cĩ triệu chứng mất ngủ. Nhóm người bệnh có khó khăn tài chính có điểm chất lượng cuộc sống trung bình là 29,2 ± 26,8 [109].
Nhìn chung, đa số các nghiên cứu đánh giá CLCS sử dụng bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 cho các người bệnh nữ UTSDD. Bộ cơng cụ EORTC QLQ- C30 được các tác giả chỉ ra là phù hợp để sử dụng trong bối cảnh Việt Nam nhằm đánh giá CLCS của người bệnh nữ UTSDD.
1.4.2.2 Các phương pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống tại Việt Nam
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng điều trị và kéo dài thời gian sống thêm cho các bệnh nhân, thì CLCS của bệnh nhân ung thư cũng là một vấn đề ngày được quan tâm nhiều hơn; nhất là đối với đối tượng dễ bị tổn thương hơn như những bệnh nhân nữ UTSDD. Ngồi những ảnh hưởng nghiêm trọng như mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn chức năng sinh học của cơ thể thì những bệnh nhân ung thư sinh dục cịn bị ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng sinh sản, sinh dục một trong những trở ngại lớn cho thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ
[3],[4],[5]. Các chiến lược cải thiện CLCS của bệnh nhân nữ UTSDD phụ thuộc rất nhiều yếu tố như điều kiện về cơ sở vật chất của các cơ sở y tế, sự quan tâm của các cấp quản lý, sự ủng hộ từ phía gia đình.
Nghiên cứu của Bùi Vũ Bình cho thấy trình độ văn hóa, giai đoạn bệnh, thời gian mắc bệnh và phương pháp điều trị ảnh hưởng đến CLCS chính vì vậy việc tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với khả năng và mong muốn của bệnh nhân, một phần giúp nâng cao CLCS trong quá trình điều trị [3].
Nghiên cứu của Đặng Thị Bích Ngọc; đưa ra các kết luận như: Tất cả tiêu chí trong lĩnh vực chức năng đều cĩ mối liên quan thuận tới chất lượng cuộc sống (r- nhỏ nhất=0,726; r- lớn nhất= 0,806; p<0,01). Các triệu chứng mệt mỏi, đau, mất ngủ, chán ăn và khó khăn tài chính có mối liên quan nghịch tới chất lượng cuộc sống (r nhỏ nhất=-0,692; r lớn nhất= -0,525; p<0,01). Giai đoạn mắc bệnh và hình thức điều trị cĩ sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mức độ hài lịng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ y tế cĩ mối liên quan thuận tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (r nhỏ nhất=0,1966; r lớn nhất= 0,3113; p<0,05; p<0,01). Thể chất của bệnh nhân cĩ thể được sử dụng là một yếu tố dự báo chất lượng cuộc sống của họ (R2 =0,3291, p<0,01). Và đưa ra các giải pháp đối với phía bệnh viện và đối với gia đình bệnh nhân [109].