CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.5 Sơ lược về bệnh việ nK
Ngày 17 tháng 7 năm 1969, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 711/QĐ-BYT thành lập Bệnh viện K được thành lập từ tiền thân là Viện Curie Đơng Dương (Insitut Curie de L’Indochine) ra đời tại Hà Nội vào ngày 19/10/1923 do Luật sư Mourlan phụ trách.
Viện Curie Đơng Dương (Insitut Curie de L’Indochine) đã ra đời tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 10 năm 1923. Từ ngày 07 tháng 6 năm 1926, Viện Curie Đơng Đương được đổi tên thành Viện Radium Đơng Dương, sau đó Viện cịn được gọi với một tên gọi khác là Viện Ung thư. Do hồn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất và các phương tiện khám chữa bệnh nên khi mới thành lập, Viện mới chỉ có một cơ sở chính ở miền Bắc Việt Nam là Viện Radium Đơng Dương (tiền thân là Viện Curie Đơng Dương, nay là Bệnh viện K) và một cơ sở điều trị đặt tại Bệnh viện Bảo hộ (Bệnh viện Phủ Dỗn, tức Bệnh viện Việt Đức ngày nay). Sau đại chiến thế giới thứ hai, nhất là vụ Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đã làm đảo lộn hồn tồn cục diện chính trị trong nước. Trong hồn cảnh đó, Viện Radium khơng tránh khỏi những biến đổi. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Viện đã xác lập được vai trị và có một vị trí quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư ở Việt Nam, góp phần làm giảm bớt số lượng bệnh nhân tử vong vì căn bệnh nan y này. Sau ngày tồn quốc kháng chiến 19/12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội, Viện Radium bị tận dụng làm trụ sở của quân Pháp do Sainteny đứng đầu, bên cạnh tướng Molière, chỉ huy đội quân viễn chinh Pháp đóng tại trụ sở báo Nhân dân ngày nay (số 71 Hàng Trống, Hà Nội). Sau 2 tháng bị chiếm đóng, Viện được trả lại đúng chức năng chuyên mơn, các hoạt động của Viện Radium cũng dần dần được phục hồi trở lại. Sau nhiều biến cố, nhất là 60 ngày đêm khói lửa ở Hà Nội, cơ sở vật chất và các phương tiện khám chữa bệnh của Viện Radium vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Vì là một tổ chức tư nhân nên đến năm 1957, Viện mới được Pháp chính thức bàn giao cho Chính phủ Việt Nam. Như vậy, từ một cơ sở y tế tư nhân hình thành dưới thời thuộc địa, Viện Radium từ nay đã trở thành tài sản của nhân dân và trở thành một bộ phận khơng thể tách rời của nền y học Việt Nam.
Năm 1959 Viện Radium được sát nhập vào nhà thương Phủ Dỗn (sau là bệnh viện Việt - Đức) và trở thành khoa Ung thư của bệnh viện này trong những năm 1959 – 1969. Trong một thời gian khá dài từ năm 1960 đến năm 1969, để chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc phát triển thành Viện trong tương lai, Khoa đã bắt đầu xây dựng các bộ phận cận lâm sàng mang tính chất độc lập. Từ buổi ban đầu hồn tồn phụ thuộc vào Bệnh viện Việt – Đức về mặt tài chính, các cán bộ y bác sĩ của khoa đã chủ động tổ chức và tự đảm nhiệm được cơng tác chuyên mơn theo phạm vi nhiệm vụ của mình.
Ngày 17 tháng 7 năm 1969, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 711/QĐ-BYT thành lập Bệnh viện K trên cơ sở Khoa Ung thư của Bệnh viện Việt Đức. Từ đây ngành nghiên cứu và chữa trị bệnh ung thư Việt Nam cũng đã bắt đầu bước sang giai đoạn mới, góp phần đắc lực trong việc phục vụ sức khỏe nhân dân với tổng số cán bộ nhân viên gồm 68 người. Tuy điều kiện làm việc cịn khó khăn, thiếu thốn, các y bác sĩ, cán bộ bệnh viện K đã cố gắng hết mình, tận tâm, tận lực với nghề, sáng tạo ra nhiều phương pháp để khám chữa bệnh phục vụ sức khỏe nhân dân, góp phần chi viện cho tiền tuyến, đào tạo các khóa y sĩ, bác sĩ đầu tiên về chuyên khoa ung thư. Năm 2000, cơ sở II của Bệnh viện K tại Tam Hiệp ra đời và cơ sở III Bệnh viện K Tân Triều đi vào hoạt động từ năm 2012.
+ Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hồn Kiếm, Hà Nội và số 9A-9B Phan Chu Trinh, Hồn Kiếm, Hà Nội.
+ Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
+ Cơ sở 3: cơ sở Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
Bệnh viện hiện tại có 80 viện, trung tâm, khoa, phịng, bộ phận trực thuộc với hơn 1.700 cán bộ, người lao động [110].