Đoạn văn này chúng tôi dẫn lại theo sự trích dẫn của Chương Thâu trong cuốn “Đông Kinh Nghĩa Thục và

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÊ PHÁN NHO GIÁO CỦA NHỮNG NHÀ NHO TIẾN BỘ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX. (Trang 26 - 27)

sớm hay muộn cũng phải bỏ đi. Thiếu niên chúng ta phải ra sức học cái hữu dụng, chớ để cái học khoa cử phá hỏng chí hướng của mình. Những người giàu có nên cho con em ra nước ngoài xin vào học các trường thực nghiệp, khuyếch trương nghề nghiệp của mình, như thế vinh quang hơn cái học khoa cử vạn lần. Còn như bỏ văn sách luận thì làm văn bát cổ, bỏ văn bát cổ lại làm văn sách luận thì nước ta sẽ không đời nào hưng thịnh được”1. Họ đã lấy cái tinh thần yêu nước để đánh vào tinh thần của giới trí thức và kêu gọi họ cũng nên chấm dứt việc theo đòi cái tệ khoa cử hư danh. Chính vì thế mà cụ Lê Đại, khi bị đày ở Côn Lôn, được tin bạn ông thi đỗ đã viết gửi tặng bạn một đối câu đối Nghe tin bạn thi đỗ như sau:

“- Quách thây chúng nó, thi mà chi, đỗ mà chi, nào những khi rượu đầy bầu, đàn đầy vách, sách đầy án, bạn đầy nhà, nghêu ngao trăng gió bốn mùa, chơi đã đủ mùi, thôi có lạ chi phường mặt trắng;

- Còn có bọn ta, tù chả sợ, đày cũng chả sợ, cho đến lúc miệng như tép, mép như rồng, tiếng như cồng, mắt như chớp, xốc vác non sông một gánh, làm cho nên việc, bấy giờ sẽ hỏi bạn non xanh” 2.

Còn trong đôi câu đối ông mừng cháu ông thi đỗ thì ông viết:

“- Có mây không gió, lơ lửng giữa chiều trời, một đôi khi nhắn một đôi lời, thường hỏi thăm cả làng cả xóm, cả thân thích học hàng, gắng sức đua tài, còn vẫn mơ hồ trong cựu giới;

- Chẳng lợn thì gà qua loa xong buổi chợ, mười lăm tuổi học mươi lăm chữ, nếu biết nghĩ đến nước nhà, đến ông cha chú bác, giỏng tai giương mắt, thôi đừng tấp tửng cái hư danh”3.

Phê phán nội dung giáo dục trong mô hình giáo dục Nho giáo:

Do cái tư tưởng hiếu cổnội hạ ngoại di cho nên cái nội dung giáo dục của mô hình giáo dục Nho giáo đã ngày càng trở nên lỗi thời và lạc hậu. Vì hiếu cổ cho nên người ta chỉ dạy và học những lời của cổ nhân, đọc những sách của cổ nhân, mà như trong Văn tế sống thầy đồ hủ đã viết là “một vài pho sách in

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÊ PHÁN NHO GIÁO CỦA NHỮNG NHÀ NHO TIẾN BỘ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX. (Trang 26 - 27)