Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 17 tỉnh nam định (Trang 40 - 42)

X A ± δ B ± δ

3.2.2.Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu

Trước khi ứng dụng các bài tập vào thực tiễn tập luyện của VĐV, chúng tôi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm (Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.) kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. So sánh kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của hai nhóm VĐV bóng

đá lứa tuổi 17 tỉnh Nam Định trước thực nghiệm (nA= 10, nB = 10)

TT

Thông số toán thông kê Test X A (NĐC) X B (NTN) δ 2 ttính tbảng P 1 Chạy 5 x 30m (s) 4,35 4,34 0,01 0,252 2,101 =0,05 2 Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần 4,85 4,87 0,07 0,161 2,101 =0,05

Qua kết quả ở bảng 3.7 ta thấy ở các test có ttinh lần lượt là 0,252 và 0,161 đều nhỏ hơn tbảng = 2,101. Giữa hai nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xắc xuất p =

0,05. Như vậy có thể nói thành tích ban đẩu của hai nhóm đố chứng và thực nghiệm là ngang nhau ở ngưỡng xắc xuất p = 0,05.

Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu về sức bền tốc độ của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, chúng tôi cho hai nhóm bước vào quá trình tập luyện. Nhóm đối chứng tập theo kế hoạch huấn luyện, còn nhóm thực nghiệm tập theo những bài tập mà chúng tôi đã chọn.

Sau 12 tuần tương đương với 36 giáo án với thời lượng cho mỗi buổi tập là từ 25’- 30’ và được bố chí vào cuối phần cơ bản. Đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá cả hai nhóm (nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm) sau thực nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.8

Bảng 3.8. So sánh kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của hai nhóm VĐV bóng đá lứa tuổi 17 tỉnh Nam Định sau thực nghiệm (nA = 10, nB = 10)

T T

Thông số toán thông kê Test X A (NĐC) X B (NTN) δ 2 ttính tbảng P 1 Chạy 5 x 30m (s) 4,32 4,16 0,026 2,192 2,101 <0,05 2 Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần 4,80 4,66 0,020 2,233 2,101 <0,05 Qua bảng 3.8 ta thấy:

- Ở test 1: Chạy 5 x 30m (s) có ttính = 2,192 > tbảng = 2,101 ở ngưỡng xác xuất p < 0,05

- Ở test 2: Dẫn bóng tốc độ 30m lăp lại 3 lần ttính = 2,233 > tbảng = 2,101 ở ngưỡng xắc xuất là p = 0,05

Có thể thấy sự khác biệt là có ý nghĩa ở ngưỡng xắc xuất p = 0,05. Hay nói cách khác sức bền tốc độ của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Như vậy các bài tập mà chúng tôi lựa chọn bước đầu đã có hiệu quả trong việc phát triển sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá lứa tuổi 17 tỉnh Nam Định

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đi đến phần kêt luận và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 17 tỉnh nam định (Trang 40 - 42)