Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trường Đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bắn súng k44 trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 32 - 38)

bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Để có thể đánh giá các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng trường Đại học TDTT Bắc Ninh chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 26 sinh viên chuyên sâu Bắn súng trường Đại học TDTT Bắc ninh.

Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành phân chia nhóm thực hiện, để đảm bảo tính khách quan đồng đều trong quá trình phân nhóm trước hết chúng tôi dựa vào trình độ tập luyện của sinh viên.

- Nhóm A: Là nhóm thực nghiệm gồm 13 sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trong đó có 9 sinh viên nam và 4 sinh viên nữ.

- Nhóm B: Là nhóm đối chứng gồm 13 sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trong đó có 9 sinh viên nam và 4 sinh viên nữ.

Sau đó chúng tôi dùng 3 Test kiểm tra để sánh sự khác biệt giữ 2 nhóm. Kết quả kiểm tra được xử lý bằng toán học thống kê được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm(nA=nB=13)

TT Các test kiểm tra

Thực nghiệm (nA=13) Đối chứng (nB=13) Kết quả σ ± x x±σ t P

1 Giữ súng lâu trên tay

thời gian ổn định súng (s) 2 Bắn 30 viên tính độ

chụm 5 viên/1 bia (cm) 2,13±1,06 2,09±1,43 0,82 >0,05 3 Bắn tính điểm 60 viên (đ) 471±6,03 458±7,25 0,78 >0,05

Qua bảng 3.8 cho thấy:

Sức bền chuyên môn của 2 nhóm sinh viên Bắn súng K44 thông qua 3 test kiểm tra trước thực nghiệm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với ttính < tbảng = 2,179 ở ngưỡng xác suất P < 0,05.

Như vậy: trình độ ban đầu về sức bền chuyên môn của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đối đồng đều.

* Nội dung và tiến trình thực nghiệm:

Thời gian bắt đầu thực nghiệm từ ngày 04/06/2010 đến 04/08/2010. - Nhóm thực nghiệm tập 11 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn.

- Nhóm đối chứng vẫn tập theo nội dung đã có tứ trước mà các giáo viên, HLV vẫn sử dụng .

Sau khi tiến hành thực nghiệm 3 tháng, đề tài tiến hành kiểm tra 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, kết quả được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở thời điểm sau 3 tháng thực nghiệm

TT Test Thực nghiệm (nA=13) Đối chứng (nB=13) Kết quả σ ± x x±σ t p

1 Giữ súng lâu trên tay trong 1 phút 30giây tính thời gian giữ súng ổn định (s) 13,89±1,08 13,01±0,26 2,14 <0,05 2 Bắn 30 viên tính độ chụm 5 viên/1 bia 2,01±0,63 2,07±0,68 2,26 <0,05

(cm)

3 Bắn 60 viên tính

điểm (đ) 514±8,16 495±7,25 2,39 <0,05

Kết quả bảng 3.10 cho thấy:

Các bài tập mà nhóm thực nghiệm tập luyện có hiệu quả rõ rệt, kết quả thu được với 3 test kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm đã thu được chỉ tiêu ttính > tbảng, sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P<0,05.

Như vậy có thể kết luận 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự khác biệt hay có thể nói rằng sau thực nghiệm thì trình độ phát triển sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.

Như vậy các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh do chúng tôi lựa chọn có tác dụng phát triển sức bền chuyên môn tốt hơn so với các bài tập cũ đang sử dụng.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đi đến một số kết luận sau:

1. Chương trình giảng dạy của bộ môn cơ bản là đáp ứng được yêu cầu đào tạo tuy nhiên các bài tập và phương pháp nâng cao sức bền chuyên môn nội dung súng ngắn hơi còn ít, đơn điệu số lượng bài tập còn nghèo nàn, chưa toàn diện, hình thức tập luyện chưa đa dạng phong phú, chưa thu hút được sự hứng thú tập luyện của sinh viên....

2. Đề tài đã lựa chọn được 3 Test để kiểm tra sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Kết quả cho thấy: Thực trạng sức bền chuyên môn của sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh còn nhiều hạn chế.

3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn: Đề tài đã lựa chọn được 11 bài tập phát triển tố chất sức bền chuyên môn nội dung súng ngắn hơi cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh là:

- Bài tập 1: Giương súng liên tục.

- Bài tập 2: Giữ súng lâu trên tay ở các tư thế khác nhau và thu nhỏ diện tích hình chân đế.

- Bài tập 3: Giữ súng lâu trên tay. - Bài tập 4: Giữ súng tăng cò khan.

- Bài tập 5: Giữ súng lâu trên tay có thêm phụ trọng. - Bài tập 6: Bắn có đạn sau đó giữ súng lâu trên tay. - Bài tập 7: Bắn có đạn với bia trắng 30 viên.

- Bài tập 8: Bắn bia thu nhỏ.

- Bài tập 9: Bắn khan xen kẽ bắn đạn. - Bài tập 10: Bắn đạn có quy định thời gian.

- Bài tập 11: Bài tập bắn khan đoán điểm và giữ súng lâu trên tay 20lần x 1phút

Các bài tập trên phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh do chúng tôi lựa chọn thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm kết quả thu được ở các Test kiểm tra đều có ttính>tbảng ở nghưỡng xác suất p < 0,05. Như vậy khẳng định các bài tập đó có hiệu quả rõ rệt hơn hẳn các bài tập mà sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44 đang sử dụng .

KIẾN NGHỊ

Từ kết luận của đề tài, chúng tôi đi đến một số kiến nghị sau:

1. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu tham khảo chuyên môn cho các giáo viên, huấn luyện viên, có thể áp dụng nhằm phát triển tố chất sức bền chuyên môn nội dung súng ngắn hơi do chúng tôi lựa chọn để nâng cao thành tích huấn luyện cũng như thi đấu cho sinh viên, vận động viên.

2. Do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội dung súng ngắn hơi cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K44. Rất mong được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu sẽ phát triển và nghiên cứu đề tài này với phạm vi sâu rộng hơn để có thể đưa môn thể thao Bắn súng ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bắn súng k44 trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w