Vận dụng sáng tạo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 (Trang 85 - 90)

Chƣơng 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.1. Vận dụng sáng tạo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,

nước, Chính phủ về cơng tác TTGDCT vào thực tiễn của ngành Công an.

Từ năm 1961 đến năm 1975, đất nước ta thực hiện một lúc hai nhiệm vụ cách mạng là xây dựng CNXH ở miền Bắc và thực hiện đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam để thống nhất nước nhà. Vì vậy, cơng tác TTGDCT giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tập trung một số lượng đối tượng TTGDCT và giáo dục họ trở thành người lương thiện, cải tạo con người mới XHCN.

Để tăng cường cơng tác giữ gìn trật tự trị an, phục vụ cơng cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành văn bản về TTGDCT, phương châm xử lý các đối tượng đó là “kết hợp trừng

83

trị với giáo dục, kết hợp việc giáo dục, giám sát của quần chúng với biện pháp hành chính và pháp luật”. Nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, đảm bảo cho công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH tiến hành thuận lợi và chống lại các thế lực thù địch phản động đang tăng cường chống phá cách mạng bằng nhiều thủ đoạn, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ: Trong khi tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội phải kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của bọn phản cách mạng.

Trong giai đoạn này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, chống thù trong giặc ngồi, tiến hành mạnh mẽ cải tạo xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ, lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH, trong q trình đó, Đảng ta đã xác định “Công tác giáo dục cải tạo bọn tề ngụy phỉ cũ, tổ chức phản động cũ và các cơ sở xã hội khác mà kẻ địch dễ dàng lợi dụng là một công tác lâu dài, gian khổ phức tạp. Nó vừa là cuộc đấu tranh tư tưởng, vừa là một cuộc đấu tranh chính trị” [38, tr.9]. Do đó, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài các bộ luật, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để cải tạo các cơ sở xã hội mà kẻ địch dễ dàng lợi dụng, chống phá cách mạng. Nghị quyết số 49 ngày 20/06/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội đã quy định rõ những đối tượng tập trung giáo dục cải tạo, Nghị quyết là văn bản đầu tiên tạo cơ sở cho cơng tác TTGDCT. Tiếp đó, ngày 01/10/1973 Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 154-CP về việc bổ sung đối tượng bị coi là lưu manh chuyên nghiệp thuộc diện

TTGDCT ở các cơ sở sản xuất do Bộ Công an quản lý. Đảng, Nhà nước và

Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác TTGDCT.

Bộ Công an đã vận dụng sáng tạo các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với cơng tác TTGDCT đó là: “Trấn áp kết hợp

84

với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Hễ có một tên xâm lược nào trên đất nước ta phải chiến đấu quét sạch nó đi nhưng đối với tù binh phải đối đãi một cách nhân đạo. Đối với những người lầm đường lạc lối phải dùng khoan hồng lấy lời khôn, lẽ phải mà bày cho họ. Đối tượng TTGDCT là những đối tượng cần phải trấn áp và trừng trị vì đã có hành động phương hại đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia nhưng với quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta thì khơng chỉ trấn áp và trừng trị mà cịn phải khoan hồng kết hợp với giáo dục cải tạo. Chỉ có kết hợp cả hai phương thức này mới có thể làm cho các đối tượng bắt buộc phải giáo dục cải tạo nhưng bên cạnh đó cũng tin tưởng vào sự khoan hồng và tích cực TTGDCT để trở thành người lương thiện và sớm trở về với gia đình.

“Khoan hồng với những kẻ bị ép buộc, lầm đường và những kẻ hối cải, giảm tội hoặc miễn tội cho kẻ lập công, thưởng cho kẻ lập công lớn” [42, tr.11]. Khoan hồng khơng có nghĩa là khơng tiến hành một biện pháp xử trí nào hoặc hồn tồn tha bổng tất cả mà chính là căn cứ vào mức độ tội lỗi, thái độ hối cải của từng đối tượng mà giảm tội hoặc miễn tội. Vấn đề khoan hồng trong chính sách của Đảng là thể hiện ý chí kiên quyết triệt để nhưng khéo léo trong việc quét sạch đối tượng phản cách mạng. Khoan hồng thể hiện lòng nhân từ cách mạng đối với người phạm tội chịu hối cải, chịu cải tà quy chính, mở đường thoát cho những người phạm tội.

Khoan hồng mang tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta để thúc đẩy đối tượng phạm tội, tùy vào tính chất phạm tội của đối tượng, quá trình cải tạo mà cũng được hưởng khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy thúc đẩy đối tượng TTGDCT tích cực cải tạo, lập cơng chuộc tội để được hưởng khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

Giáo dục, cải tạo đối tượng TTGDCT cũng thể hiện tinh thần kiên quyết, nhân đạo cách mạng của Đảng ta đối với người lầm lỗi. Từ thời xa xưa

85

tổ tiên ta đã “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” và khi đã thắng quân thù thì “tha kẻ hàng”. Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của ông cha, Đảng ta đã nâng cao tinh thần ấy lên đỉnh cao trong tình hình mới. Đối với kẻ thù xâm lược, Đảng ta kêu gọi toàn dân kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc và đối đãi nhân đạo với tù, hàng binh, khoan hồng. Đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác là cuộc đấu tranh chính nghĩa, được đại bộ phận nhân dân ta tham gia, thường xuyên tiến hành trong điều kiện có chính quyền cách mạng ngày càng củng cố vững mạnh. Đa số các đối tượng TTGDCT khi được giáo dục, giác ngộ dễ dàng hối cải, về với cách mạng trở thành người lương thiện.

“Cải tạo tại chỗ” là biện pháp chuyên chính quan trọng đối với những người cần cải phải tiếp tục cải tạo, nhằm đánh bại tư tưởng và hoạt động chống đối cách mạng, tư tưởng ăn bám, lười lao động, có hành vi nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng phản cách mạng và các loại tội phạm khác, buộc họ phải đi theo cách mạng, trở thành người lương thiện. Hình thức này được áp dụng với các đối tượng tại nơi thường trú hoặc nơi làm ăn sinh sống. Công tác “cải tạo tại chỗ” được áp dụng với những đối tượng ít nguy hiểm, các đối tượng cần phải tiếp tục cải tạo, làm cho họ không cịn chống đối cách mạng, khơng có hành vi phạm tội, họ phải phục tùng Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Công tác “cải tạo tại chỗ” cũng là biện pháp chuyên chính đối với những người ít nhiều có hoạt động chống đối cách mạng, phạm tội ít nghiêm trọng, cơng tác này sử dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục các đối tượng là chính, trên cơ sở dựa vào quần chúng nhân dân, vào các đoàn thể quần chúng, vào các tổ chức xã hội, để tiến hành cải tạo tư tưởng của các đối tượng, giúp họ trở thành người dân lương thiện, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, yêu nước và yêu XHCN, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

86

Trong công tác TTGDCT, Bộ Công an ln nắm vững tinh thần “tích

cực và kiên trì giáo dục cải tạo”, để giáo dục đối tượng TTGDCT trở thành người lương thiện, Bộ Công an đã tăng cường giáo dục chính trị, thơng qua các bài nói chuyện thời sự, giải thích chính sách của Đảng, Nhà nước để giúp đối tượng TTGDCT có nhận thức, hiểu biết đúng đắn về đường lối, chủ trương chính sách nói chung, về chính sách cải tạo nói riêng, kết hợp với lao động sản xuất bắt buộc để làm cho các đối tượng hiểu được giá trị của lao động, từng bước xóa bỏ tư tưởng ăn bám, bóc lột, tự cải tạo để trở thành người lương thiện.

“Kiên quyết” và “kiên trì” cịn được thể hiện trong việc vận động chính trị, tuyên truyền, giáo dục, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các gia đình, người thân của đối tượng TTGDCT đối với các chủ trương của Đảng, Nhà nước, các biện pháp giáo dục cải tạo của các cơ quan chức năng, góp phần động viên, giáo dục các đối tượng yên tâm cải tạo. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện lao động sản xuất với những gia đình, người thân của đối tượng để họ tập trung cải tạo tiến bộ. Khi các đối tượng hết hạn TTGDCT được tha về địa phương, chính quyền, đồn thể đã chăm lo, tạo nghề nghiệp, việc làm để đối tượng sinh sống và hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

Nhờ có sự vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Cơng an đã chủ động trong q trình giáo dục cải tạo nhiều đối tượng kết hợp “Trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo” và “Khoan hồng với những kẻ bị ép buộc, lầm đường và những kẻ hối cải, giảm tội hoặc miễn tội cho kẻ lập công, thưởng cho kẻ lập công lớn” nên công tác TTGDCT đã đạt được nhiều kết quả. Đa số đối tượng TTGDCT nhận thấy tính chất nhân đạo và khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta nên đã yên tâm và tích cực cải tạo để trở thành người lương thiện.

87

Nhìn lại chặng đường thực hiện cơng tác quản lý, giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT (1961 - 1975) dù đất nước gặp nhiều khó khăn song chúng ta vẫn tích cực, chủ động kiên quyết và kiên trì thực hiện cơng tác quản lý đối tượng TTGDCT đưa công tác trại giam từng bước đi vào nề nếp, đạt được kết quả tốt chúng ta xét xử kết án nhiều đối tượng đầu sỏ ngoan cố, có nhiều tội ác với nhân dân và đưa đi TTGDCT số lượng đối tượng chính trị, hình sự, thơng qua đó đã làm mất chỗ dựa của các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, gây thiệt hại cho cách mạng góp phần tích cực vào cơng tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự của cả nước đặc biệt là trong thời kỳ miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Công tác TTGDCT là một chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách trấn áp các loại tội phạm. Nó thể hiện sinh động tinh thần “Kiên quyết và thận trọng” trong phương châm “nâng cao cảnh giác, không để lọt một kẻ địch; đề phịng lệch lạc, khơng làm oan một người ngay”. TTGDCT là sự sáng tạo trong việc huy động và tập hợp quần chúng tham gia đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác. Để triển khai thực hiện Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo sát sao và có các quy định chặt chẽ về các thủ tục tiến hành, đồng thời có biện pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia vào cơng tác này q trình tiến hành cơng tác như cuộc vận động cách mạng, nâng cao khí thế cách mạng, tích tích cực của quần chúng nhân dân trong đấu tranh trấn ấp các loại tội phạm. Công tác TTGDCT đã có những chuyển biến tích cực phát hiện, xử lý các hoạt động phản cách mạng và tội phạm khác, không để lọt những phần tử tội phạm ngoan cố, nguy hiểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 (Trang 85 - 90)