Một số chỉ tiêu rủi ro tín dụng của ngân hàng NVB và EIB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến khả năng phá sản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 50)

Năm NVB EIB Tỷ lệ nợ xấu (%) CPDPRRTD (triệu đồng) LNST (triệu đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%) CPDPRRTD (triệu đồng) LNST (triệu đồng) 2011 2.92 69,484 166,201 1.6 270,879 3,038,864 2012 5.62 88,345 2,398 1.32 239,307 2,138,655 2013 6.07 24,485 18,454 2.03 300,269 658,706 2014 2.52 49,397 8,134 2.39 825,299 56,084

Nguồn: BCTC của ngân hàng NVB và EIB qua các năm

Kể từ năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng NVB đã có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của NVB đạt mức 5.62%, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng là hơn 88 tỷ đồng, chi phí dự phịng đã làm lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng và chỉ còn hơn 2 tỷ đồng. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của NVB tiếp tục tăng lên mức 6.07%, cao nhất trong các ngân hàng niêm yết. Lợi nhuận sau thuế của NVB trong năm 2013 cũng chỉ hơn hơn 18 tỷ đồng. Rủi ro tín dụng xuất hiện đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng. Trong năm 2014, với nhiều biện pháp nhằm kiểm soát nợ xấu, NVB đã giảm được tỷ lệ nợ xấu về mức 2.52%, nhỏ hơn 3% so với quy định của NHNN, tuy nhiên với khoản chi phí dự phịng lớn đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm trong năm 2014.

Đới với ngân hàng EIB, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được kiểm soát dưới mức 3% nhưng đang trong xu hướng tăng. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của EIB chỉ là 1.32%, tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng lên trong năm 2013 và đạt mức 2.39% trong năm 2014. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trong năm 2014 của EIB tăng rất cao so với năm 2013, đạt mức 825,299 triệu đồng. Chi phí dự phịng q lớn khiến cho lợi nhuận của EIB trong năm 2014 chỉ còn gần 56 tỷ đồng. Kể từ khi đạt mức lợi nhuận trên 3,000 tỷ vào năm 2011 thì trong 3 năm sau đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng EIB liên tục sụt

giảm và chỉ còn gần 56 tỷ trong năm 2014. Sự suy giảm rất mạnh này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank đang bất ổn.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khác

Nguồn: BCTC của các ngân hàng các năm

Khi xét đến một số ngân hàng khác, tình hình nợ xấu của các ngân hàng này đa phần được kiểm soát dưới mức 3%. Ngân hàng Nam Việt, Sài Gịn Cơng Thương và Việt Á có tỷ lệ nợ xấu ở một vài năm cao hơn mức 3% tuy nhiên đến năm 2014, các ngân hàng đều đã điều chỉnh giảm xuống mức 3% theo quy định của NHNN. Trong năm 2014, trong khi các ngân hàng khác đều có tỷ lệ nợ xấu được kiểm sốt dưới mức 3% thì hai ngân hàng Đơng Á (DAF) và An Bình (ABB) vẫn có tỷ lệ nợ xấu cao hơn 3%. Từ năm 2012 trở đi, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Đông Á và An Bình đều đạt ở mức cao. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng cao làm lợi nhuận suy giảm.

4.20% 4.80% 5.60% 4.70% 6.10% 6.70% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00%

BVB DAF HDB NAB SGB TCB VIB VPB Navi LPB KLB ABB OCB VAB

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khác

Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu về rủi ro tín dụng của ngân hàng Đơng Á và An Bình Năm Đơng Á An Bình Tỷ lệ nợ xấu CPDPRRTD LNST Tỷ lệ nợ xấu CPDPRRTD LNST 2010 1.60% 139,984 659,328 1.20% 93,596 496,149 2011 1.70% 296,176 947,156 2.80% 570,017 307,046 2012 3.90% 631,784 577,214 2.30% 170,490 399,290 2013 4.00% 558,844 328,148 6.70% 342,705 140,562 2014 3.76% 566,751 26,983 3.96% 429,566 116,973

Nguồn: BCTC của ngân hàng Đông Á và An Bình

Trong năm 2011, ngân hàng Đơng Á có mức lợi nhuận khoảng 950 tỷ đồng, nhưng chỉ trong vịng 3 năm sau đó, tức đến năm 2014 mức lợi nhuận của Đơng Á chỉ cịn gần 27 tỷ đồng. Đây là một sự sụt giảm nghiêm trọng, cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đơng Á đang tìm ẩn nhiều rủi ro. Ngân hàng An Bình cũng có mức lợi nhuận sau thuế suy giảm trong ba năm trở lại đây. Nợ xấu tăng cao, dự phịng rủi ro tín dụng tăng dẫn đến lợi nhuận sụt giảm ở ngân hàng Đơng Á và An Bình trong những năm qua cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng đang tìm ẩn rủi ro tín dụng.

3.2 Rủi ro thanh khoản

Tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những biến động trong những năm qua. Trong năm 2008 và 2010, khi tăng trưởng tín dụng tăng cao và dư nợ chủ yếu trong lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản đã gây ra áp lực lớn cho thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam khi những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rơi vào tình trạng suy yếu dẫn đến mất khả năng chi trả. Đến năm 2011, lãi suất tăng cao và cuộc chạy đua lãi suất nhằm tìm kiếm nguồn cung thanh khoản cũng đã gây ra nhiều áp lực cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Sang năm 2012 và 2013, tình hình thanh khoản của các TCTD đã được cải thiện hơn, khi mà các ngân hàng yếu kém được NHNN kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, thanh

khoản của một số ngân hàng chưa thật sự bền vững do nợ xấu tăng cao, nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn lớn. Vì vậy, vào năm 2014 NHNN đã kiểm sốt chặt chẽ hơn và ban hành một số văn bản quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, cũng như việc tích cực xử lý nợ xấu. Điều này đã giúp cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện và dồi dào hơn. Khả năng mở rộng cho vay nếu khách hàng có nhu cầu, với lãi suất thấp hơn được mở ra nhiều hơn, nhưng mức độ cạnh tranh cũng trở nên quyết liệt hơn (Nguồn: Báo cáo thường niên

ngân hàng ACB, 2014).

Nhìn chung, hiện tại các NHTM Việt Nam đang quản lý rủi ro thanh khoản bằng cách duy trì danh mục tài sản thanh khoản, kiểm soát hoạt động huy động và cho vay hàng ngày, cũng như kiểm soát các chỉ số thanh khoản theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, tại một số ngân hàng, mặc dù đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản nhưng tình hình diễn biến thanh khoản vẫn có một số điểm đáng quan tâm. Tài sản thanh khoản sụt giảm, mức chênh lệch thanh khoản ròng âm và tỷ lệ cho vay/huy động ngắn hạn tăng trong nhiều năm là những chỉ tiêu quan trọng cho thấy các ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản. Sau đây, luận văn sẽ phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng đang có những biểu hiện gặp rủi ro thanh khoản.

Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB)

Bảng 3.11: Tình hình thanh khoản của ngân hàng Oceanbank và HBB

Năm Oceanbank HBB TSTK (tỷ đồng) Mức chênh thanh khoản (tỷ đồng) Cho vay/Huy động ngắn hạn TSTK (tỷ đồng) Mức chênh thanh khoản (tỷ đồng) Cho vay/Huy động ngắn hạn 2008 8,931 1.26 2009 9,035 1.76

2010 19,332 -3,571 2.90 8,076 -15,812 1.79

2011 25,095 -12,808 1.10 5,411 -6,189 1.90

2012 19,088 -15,560 1.98 2013 18,049 -8,004 2.81

Nguồn: BCTC của Oceanbank và HBB qua các năm

Oceanbank và HBB là hai ngân hàng đã có những dấu hiệu khó khăn về thanh khoản. Tài sản thanh khoản của Oceanbank sụt giảm kể từ năm 2011. Cụ thể, trong năm 2011, tổng giá trị tài sản thanh khoản của Oceanbank là 25,094 tỷ đồng thì đến năm 2012 giảm xuống còn 19,087 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản thanh khoản lại tiếp tục giảm khi đến cuối năm 2103, giá trị tài sản thanh khoản của Oceanbank chỉ còn 18,049 tỷ đồng. Kể từ năm 2010 ngân hàng có chênh lệch âm giữa tài sản và công nợ chịu rủi ro thanh khoản dưới 1 tháng. Đối với ngân hàng HBB, kể từ năm 2010 tổng tài sản thanh khoản của ngân hàng đã bắt đầu sụt giảm. Đến năm 2011 tài sản thanh khoản của ngân hàng HBB chỉ còn hơn 5,400 tỷ đồng (giảm 40% so với năm 2009). Trong năm 2010 và 2011, ngân hàng HBB có mức chênh thanh khoản rịng trong hạn dưới 1 tháng âm. Tỷ lệ cho vay/huy động ngắn hạn của hai ngân hàng đều tăng trong thời gian qua.

Trong số các ngân hàng niêm yết, tình hình thanh khoản của các ngân hàng ln được quan tâm và kiểm sốt ổn định. Các ngân hàng trong nhóm này có tổng tài sản thanh khoản lớn. Tuy nhiên theo số liệu trong BCTC, các ngân hàng EIB, MBB, STB và ACB đang rơi vào tình trạng có tổng tài sản thanh khoản đang giảm dần kể từ năm 2011. Đáng chú ý nhất là trường hợp của ACB, khi ngân hàng có tổng tài sản thanh khoản sụt giảm rất mạnh. Trong năm 2011, ACB có tổng tài sản thanh khoản trên 95,000 tỷ đồng, cao hơn so với ba ngân hàng EIB, MBB, STB. Tuy nhiên, đến năm 2014, ACB lại có tổng tài sản thanh khoản thấp nhất và chỉ cịn có khoảng 10,400 tỷ đồng. Nguyên nhân của vấn đề trên có thể xuất phát từ việc khách hàng đổ xô rút tiền tại ngân hàng ACB sau một số tin đồn tại ngân hàng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến khả năng phá sản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 50)