Căn cứ vào các yếu tố cấu thành bên trong văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.3. Căn cứ giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án các nước thuộc hệ

3.3.1. Căn cứ vào các yếu tố cấu thành bên trong văn bản quy phạm pháp luật

Các thẩm phán Thơng luật quan niệm rằng tồn thể VBQPPL là nguồn cơ bản trong

GTVBQPPL.318 Các bộ phận cấu thành nên VBQPPL từ tựa của văn bản, lời nĩi đầu, điều

luật hay mệnh đề giải thích, tiêu đề của chương, của phần, của mục và tiểu mục, dấu câu, ví dụ đến phụ lục đều cĩ vai trị nhất định trong việc hỗ trợ thẩm phán Thơng luật để GTVBQPPL. Mặc dù vậy, các thẩm phán Thơng luật thường khơng dùng các yếu tố cấu

thành trên để áp đặt một nghĩa khác với nghĩa mà câu từ của quy định thể hiện.319

Ở các nước Dân luật, do bị chi phối bởi quan điểm luật học thực chứng, xem pháp luật là quy tắc được hình thành từ ý chí của nhà nước được thể hiện thơng qua câu từ của quy định nên câu từ của quy định được thẩm phán xem xét trước tiên và phải tuân theo nếu

khơng cĩ lý do hợp lý để từ bỏ.320 Trên thực tế, tịa án Pháp thường cố chứng tỏ rằng sự

315 John Henry Merryman (1966), tlđd số 2, tr. 590.

316 John Henry Merryman (1966), tlđd số 2, tr. 590.

317 Massimo La Torre, Enrico Pattaro và Michele Taruffo (1991), tlđd số 55, tr. 214; 251.

318 Evan Bell (2013), “Judicial Perspectives on Statutory Interpretation”, Commonwealth Law Bulletin, Vol. 39, No. 2, tr. 251.

319 Perry Herzfeld, Thomas Prince và Stephen Tully (2013), sđd số 37, tr. 184 và Vincent Crabbe (1994), sđd số 243, tr. 24.

320 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk và Jean-Louis Gardies (1991), tlđd số 53, tr.182 -183 và Claire M. Germain (2003), tlđd số 40, tr. 202;

giải thích nếu khơng dựa trên ngơn ngữ của quy định thì ít nhất cũng khơng mâu thuẫn với nĩ. Rất hiếm khi tịa án Pháp phớt lờ những tranh luận dựa trên ngơn ngữ, trừ khi căn cứ

vào ngơn ngữ dẫn đến kết quả nhà lập pháp khơng mong muốn hoặc khơng khả thi.321 Ở

Ý, pháp luật quy định rằng khi giải thích Bộ luật Dân sự tịa án phải dựa vào từ ngữ, cú

pháp hay cách thức liên kết các từ lại với nhau.322 Tương tự, ở Đức cĩ một quy ước rằng

khi giải thích thẩm phán phải xem xét đến cú pháp và câu từ của quy định được giải thích.323

Tịa án Hiến pháp liên bang Đức cho rằng “điểm bắt đầu của bất kỳ sự giải thích nào cũng

chính là câu từ của quy định dù chúng khơng mang tính quyết định trong mọi trường hợp”.324

Qua các phân tích trên cho thấy, thẩm phán Thơng luật và Dân luật khi giải thích một quy định đều xuất phát từ câu chữ của quy định và đặt chúng trong mối quan hệ với

các yếu tố khác của chính VBQPPL đĩ để cĩ được cách hiểu hài hịa.325 Mặc dù khơng

xem câu chữ của quy định là căn cứ mang tính quyết định trong mọi trường hợp nhưng thẩm phán các nước ở cả hai hệ thống đều xem chúng như là căn cứ mang tính xuất phát điểm. Nhìn chung, nếu nghĩa của quy định cĩ được từ việc phân tích câu chữ là hợp lý, phù hợp với ngữ cảnh, nghĩa đĩ sẽ cĩ giá trị nhất định hay nĩi cách khác, thẩm phán chỉ được phép rời bỏ nghĩa cĩ được từ câu chữ của quy định khi cĩ được các căn cứ khác mạnh hơn và thuyết phục hơn. Tuy nhiên, ở các nước Dân luật, các căn cứ giải thích là các bộ phận cấu thành nên VBQPPL chỉ được đề cập một cách chung chung đến câu chữ và cú pháp của quy định. Trong khi đĩ, ở các nước Thơng luật vai trị và tầm quan trọng của từng bộ phận cấu thành nên VBQPPL như tựa của VBQPPL, lời nĩi đầu, tiêu đề, tiêu mục, dấu câu, phụ lục… đối với việc tìm nghĩa của quy định trong văn bản được phân tích khá chi tiết.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)