Phương hướng 58 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng áp dụng IFRS hệ thống báo cáo tài chính quốc tế tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 73)

m. Loại bỏ các khoản nợ trong chi phí của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị 26 

3.1 Phương hướng 58 

Mục tiêu của IASB là “hình thành một hệ thống chuẩn mực kế tốn phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên tồn thế giới; và u cầu thơng tin trên báo cáo tài chính phải rõ ràng, có thể so sánh nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế” và “mang lại sự hội nhập giữa các hệ thống chuẩn mực quốc gia và IFRS”‱(IASB 2010, A 16).

Một quốc gia có thể sử dụng IFRS theo một số cách khác nhau. Theo xu hướng thế giới thì tất cả các nước có nền kinh tế mạnh thì áp dụng cách chấp nhận IFRS như GAAP, ở các nước EU thì yêu cầu sử dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính hợp

nhất, cịn lại các nước khác thì u cầu hoặc cho phép các cơng ty niêm yết sử dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Xem xét tình hình ở Việt Nam thì cho đến nay Việt Nam đã cập nhật và ban hành 26 VAS tương đương IAS/IFRS đã ban hành đến năm 2003 phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật tại Việt Nam. Từ đó đến nay, IASB đã có nhiều bổ sung và thay đổi mà Việt Nam chưa theo kịp nên đã trở nên lạc hậu so với thế giới như là đo lường tài sản theo giá trị hợp lý... Có quá nhiều khác biệt giữa VAS và IFRS. IFRS là một phương pháp hạch toán mới và khái niệm mới nên rất khó hịa nhập vì Việt Nam quen dùng theo khn mẫu sẵn có mà IFRS thì cần phải có sự xét đốn mang tính chủ quan để quyết định đến trị số của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Điển hình như kế tốn cơng cụ tài chính, kế tốn phịng ngừa rủi ro, kế toán theo phương pháp mua.

Thực tế nghiên cứu đã cho thấy mức độ hòa hợp của của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam so với các chuẩn mực kế toán quốc tế chưa cao. Điều này dẫn đến hệ lụy là báo cáo tài chính của Việt Nam có chất lượng thấp hơn so với các nước khác. Một số ít đơn vị mới có chun gia có khả năng chuyển đổi từ VAS sang IFRS cịn phần đơng kết tốn khơng nắm rõ và hiểu rõ IFRS.

Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển biến đó là một số cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài hay các tập đoàn lớn ở Việt Nam đã và đang tiến hành lập song song hai bộ báo cáo tài chính: một bộ theo quyết định 15, còn một bộ theo IFRS. Kinh nghiệm này sẽ góp phần đáng kể vào hướng phát triển hệ thống kế tốn của Việt Nam.

Theo nghiên cứu gần đây,ơng Richard R.Vuylsteke (chủ tịch phòng Thương Mại Mỹ (Amcham) tại Hồng Kơng cho rằng : “Có một làn sóng đầu tư tiềm năng đang

đón đợi cơ hội để vào Việt Nam”. Các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa các điểm đầu

tư theo đà Việt Nam sẽ hoàn tất đàm phán và gia nhập Hiệp định đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam sẽ là một điểm đến nền tảng sau khi gia nhập TPP(5).

Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia trong khu vực điều đã bắt đầu áp dụng IFRS

(Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore...)theo từng phương cách riêng nên Việt Nam phải nhanh chóng tiến hành đưa ra lộ trình triển khai để khơng bị lùi lại so với kinh tế khu vực.

Để tìm hiểu rõ hơn, cơ Phan Thị Hồng Đức, giảng viên trường đại học Swinburne

(Úc) đã có một cuộc nghiên cứu và thăm dị tổng số 555 chuyên gia kế toán và các nhà nghiên cứu của Việt Nam về nhận thức và việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Kết quả công bố tại Hội Nghị Tài Chính và Kinh Tế diễn ra vào từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 5 năm 2013 tại Rydges Melbourm (Úc) đã thể hiện rõ nét hơn về các thuận lợi, khó khăn và thách thức khi triển khai IFRS tại Việt Nam:

Loại khảo sát Người trả lời đồng ý

Mức độ Phần trăm

Đáng tin cậy 474 85.4%

Tin tưởng đầu tư 464 83.6%

Có thể so sánh 456 82.2%

Thâm nhập thị trường toàn cầu 450 81.1%

Uy tín 428 77.1%

Người sử dụng bên ngoài 384 69.2%

Chất lượng cao hơn so VAS 324 58.4%

Mối quan hệ với nhà đầu tư 304 54.8%

Dễ hiểu 292 52.6%

Nguồn: Phan et al. (2013)

Bảng 3.1: Nhận thức về những thuận lợi của IFRS tại Việt Nam

Theo bảng 3.16 thì việt áp dụng IFRS tại Việt Nam có mức khả quan cao. Đa số người được hỏi (80%) đồng ý rằng IFRS có nhiều lợi thế như độ tin cậy, nâng cao các nhà đầu tư "tự tin, so sánh giữa các công ty và các quốc gia, liên quan đến người sử dụng bên ngoài, và làm cho tiếp cận thị trường toàn cầu dễ dàng hơn so với các chuẩn mực kế toán quốc gia hiện hành.

Tuy nhiên cũng theo nghiên cứu này thì mức độ áp dụng IFRS vơ cùng khó khăn: Loại khảo sát Người trả lời đồng ý

Mức độ Phần trăm

Quá phức tạp đối với SME 39 71.0%

Phức tạp 388 69.9%

Tốn thời gian 327 58.9%

Khó hiểu 297 53.5%

Bất khả thi tiêu chuẩn toàn cầu 292 52.6% Chưa được chấp nhận trên tồn

cầu

253 45.6%

Can thiệp chính trị 119 21.4%

Việt Nam không làm được 113 20.4%

Thiếu chi tiết 84 15.1%

Nguy cơ gian lận 82 14.8%

Tự hào dân tộc 72 13.0%

Việt Nam không cần 22 4.0%

Nguồn: Phan et al. (2013)

Bảng 3.2: Nhận thức về những bất lợi của IFRS tại Việt Nam

Bảng 3.17 đã cung cấp được các khó khăn khi áp dụng IFRS. Đa số(70%) người cho rằng IFRS quá khó khăn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, khi áp dụng IFRS thì thuận lợi vẫn nhiều hơn.

Loại khảo sát Người trả lời đồng ý

Mức độ Phần trăm

Giáo dục nhân viên tài chính 461 83.1%

Tiến trình cập nhật kế tốn 454 81.8%

Giới hạn trong trường đại học 450 81.1%

Quản lý nhận thức của công chúng 449 80.9% Giáo dục nhân viên phi tài chính 449 80.9% Cập nhật hệ thống công nghệ thông tin 444 80.0% Quản lý khối lượng công việc trong qua

trình chuyển đổi

437 78.7%

Đủ hướng dẫn 437 78.7%

Không kịp thời dịch sang tiếng Việt Nam 414 74.6%

Nguồn: Phan et al. (2013)

Bảng 3.3: Nhận thức về những thách thức khi thực hiện IFRS tại Việt Nam

Theo bảng 3.18, mặc dù có sự đa dạng các quan điểm liên quan đến những khó khăn của IFRS, những người trả lời có sự đồng thuận chung về những thách thức mà họ có thể phải đối mặt nếu IFRS chuyển đổi xảy . Phần lớn các mối quan tâm (trên 80%) đã tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo và tài liệu hướng dẫn. Lo ngại về thủ tục chuyển đổi và sự sẵn có của dịch kịp thời của IFRS sang tiếng Việt cũng có ý nghĩa ở mức trên 70 phần trăm.

Nhận thức về chi phí IFRS Tần số Phần trăm

Khơng 521 93.9%

Có 34 6.1%

Bảng 3.4: Nhận thức về chi phí khi thực hiện IFRS tại Việt Nam

Theo bảng 3.19, đa số người được hỏi (94%) khơng biết bao nhiêu nó sẽ có chi phí tổ chức của họ để thay đổi từ hệ thống báo cáo hiện tại của họ với các hệ thống mới và đầy đủ tuân thủ theo IFRS . Ngồi ra, chỉ có 35 trong số 555 (6%) người

được hỏi có thể cung cấp một bản dự thảo dự tốn chi phí báo cáo IFRS.

Ý kiến Kiểm toán Kế toán Học giả Tấc cả các nhóm

Đồng ý 24(17%) 39(14%) 62(44%) 125(23%)

Không đồng ý 61(42%) 124(46%) 46(33%) 231(42%)

Không ý kiến 59(41%) 107(40%) 33(23%) 199(36%)

Bảng 3.5: Nhận thức về chi phí vượt lợi ích khi thơng qua IFRS

Theo bảng 3.20, chỉ có 23% số người được hỏi nhận thấy rằng chi phí lớn hơn lợi ích và lên đến 42% không đồng ý. Điều này cho thấy rằng kế toán Việt Nam lạc quan về quan điểm cho rằng các chi phí trả trước có thể được phục hồi và lợi ích rịng sẽ phải chịu trong tương lai.

Tóm lại, nghiên cứu này xem xét các lợi ích, chi phí và thách thức trong thực hiện IFRS. Phân tích các câu trả lời cho thấy các chuyên gia kế toán Việt Nam lạc quan về lợi ích tiềm năng của IFRS mặc dù họ dự đốn chi phí và những thách thức

đáng kể trong giai đoạn chuyển tiếp. Hơn nữa, kết quả điều tra cho thấy một sự đồng thuận mạnh mẽ trong việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS dần dần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng áp dụng IFRS hệ thống báo cáo tài chính quốc tế tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)