THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu YẾU tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI cá LỒNG bè TRÊN VÙNG BIỂN đảo NAM DU HUYỆN KIÊN hải, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45)

2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu của đề tài đề ra thì qui trình nghiên cứu của đề tài được tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính bao gồm hai nội dung cơ bản là nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của mơ hình yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đồng thời tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành khung lý thuyết và xác định mơ hình nghiên cứu của đề tài. Tồn bộ qui trình nghiên cứu này được tóm tắt sơ đồ như sau:

Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên

Định hướng mơ hình lý thuyết

Giai đoạn 1: Nghiên cứu tài liệu và phát triển bản câu hỏi Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực địa, tổng hợp và phân tích Phỏng vấn thử N=20

Hồn thiện bản câu hỏi

Nghiên cứu chính thức (N = 150)

Bản câu hỏi mẫu

Bản câu hỏi chính thức

Phân tích thống kê Phân tích hồi qui

mơ tả

Đề xuất gợi ý chính sách về phát triển nghề ni cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang

2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế để đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi cá lồng bè. Các câu hỏi được lựa chọn đưa vào bảng câu hỏi sơ bộ là được tổng hợp từ 3 nguồn: từ nghiên cứu trước, từ ý kiến tư vấn của các cán bộ quản lý thủy sản của tỉnh, huyện, một số ngư dân và từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn nhóm.

Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu qủa của hoạt động nuôi cá lồng bè tại khu vực này, cụ thể:

- Nhận dạng xem có phải yếu tố về đặc điểm kỹ thuật như: kích thước lồng ni, tỉ lệ giống thả, … ảnh hưởng như thế nào tới năng suất và hiệu quả của nghề nuôi.

- Nhận dạng về các yếu tố kinh tế, như: vốn đầu tư, chi phí thức ăn, chi phí lao động, … ảnh hưởng như thế nào tới năng suất và hiệu quả của nghề nuôi.

- Ảnh hưởng các đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường nuôi đối với nghề nuôi cá lồng bè tại quần đảo Nam Du.

Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi của các hộ dân ở quần đảo Nam Du. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành: (i) nhân dạng những yếu tố (ii) tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nói về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè, kết hợp với hỏi ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực này để xác định những yếu tố điển hình có thể có tác động đến hiệu quả nghề ni cá lồng bè ở quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải.

2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 2.3.1. Mơ hình kinh tế lượng

Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi cá lồng bè, nghiên cứu đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để ước lượng:

Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:

W = AX1α1X2α2X3α3X4α4 X5α5….. X12α12 (1)

Các biến trong mơ hình bao gồm: Trong đó :

- W: năng suất cá lồng bè ni thương phẩm của hộ nuôi. Do các đối tượng nuôi khác nhau nên năng suất ni của hộ được tính theo giá trị, đơn vị tính là triệu

đồng/m3 lồng ni.

- Mật độ thả giống (MATDO): Mật độ thả giống của hộ nuôi (con/m3). Mật độ thả giống là số lượng giống hoặc trọng lượng giống được thả trên một đơn vị diện tích mặt nước hay lồng bè nuôi. Để xác định mật độ thả thích hợp cho diện tích ni hay lồng ni và từng phương thức nuôi, các yếu tố cần quan tâm là diện tích mặt nước, nguồn thức ăn, năng lực của người ni… Nhiều thí nghiệm trên thế giới đã kết luận rằng năng suất nuôi tỷ lệ thuận với mật độ giống thả, tới một điểm cực đại thì năng suất bắt đầu giảm (De Silva S S & ctv, 2006). Vì vậy, với các yếu tố và nguồn lực sẵn có của người ni thì nhân tố này sẽ có một mối quan hệ dương (+) với năng suất nghề nuôi cá lồng bè.

- Thời gian nuôi (THGIAN): Là thời gian ni/vụ của hộ ni tính bằng tháng. Do chu kỳ sinh trưởng của cá tương đối dài và do nhu cầu của thị trường về trọng lượng cá thu hoạch, đối với cá mú phải đạt từ 0,8 kg trở lên và cá bóp phải đạt từ 7kg trở lên nên để đảm bảo cá thu hoạch đạt được trọng lượng theo yêu cầu nên các hộ nuôi phải nuôi với thời gian từ 10 tháng đến 12 tháng. Việc ni đạt thời gian nói trên hoặc dài hơn không những đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn tăng sản lượng, tăng năng suất trên cùng một diện tích. Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng rằng tăng thời gian nuôi/vụ sẽ làm tăng thêm năng suất ni của hộ.

- Chi phí thức ăn (THUCAN): Là biến thể hiện chi phí thức ăn/vụ ni, tính

bằng triệu đồng/m3 lồng nuôi. Thức ăn là nhân tố không kém phần quan trọng trong

hoạt động nuôi. Thức ăn cá tạp tươi hay thức ăn cơng nghiệp có chất lượng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, phát triển của cá giúp cho người ni rút ngắn thời gian ni, giảm chi phí. Do vậy nghiên cứu kỳ vọng rằng biến này sẽ có quan hệ đồng biến với sản lượng nuôi.

- Vốn đầu tư (VDAUTU): Là lượng vốn mà hộ nuôi bỏ ra để đầu tư cho hoạt động ni, tính bằng triệu đồng/m3 lồng nuôi. Vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất; việc đầu tư bài bản, đúng, đủ nguồn thức ăn, bảo dưỡng lồng bè định kỳ sẽ mang lại kết quả cao. Do vậy, nghiên cứu kỳ vọng qui mô vốn đầu tư sẽ làm tăng năng suất ni cá lồng bè của hộ.

- Chi phí lao động (LDONG): Chi phí lao động trên 1 đơn vị diện tích ni (triệu

đồng/m3 lồng ni/vụ ni).

- Tỉ lệ sống (TILSO): Tỉ lệ sống của giống thả/m3 lồng nuôi. Tỉ lệ sống của con

giống quyết định sản lượng nuôi của hộ và là yếu tố tham khảo để quyết định đầu tư nuôi. Tỉ lệ sống của giống thả cao là điều kiện quan trọng để tăng sản lượng và năng suất nuôi. Do vậy, nghiên cứu giả định rằng tỉ lệ sống của giống thả ảnh hưởng tích cực tới năng suất nuôi của hộ.

- Khoảng cách (KCACH): Là biến thể hiện khoảng cách đặt lồng nuôi so với bờ của hộ ni, tính bằng mét (m). Đây là yếu tố mang tính kỹ thuật, có tác động rất quan trọng đối với năng suất của nghề nuôi cá lồng bè ở quẩn đảo Nam Du. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc lớn vào điều kiện môi trường nước. Do vậy, những hộ càng ni xa bờ thì càng có điều kiện đảm bảo cho mơi trường nước không bị ô nhiễm. Trên thực tế, nơi đây ngư dân đặt lồng bè đan xen với khu vực neo đậu tàu thuyền, nên sẽ bị ảnh hưởng do các chất thải ra từ tàu đánh cá và giảm sản lượng ni. Vì thế, nghiên cứu kỳ vọng khoảng cách đặt lồng có tác động tích cực tới năng suất nghề nuôi.

- Kinh nghiệm (KNGHIE): Là biến thể hiện số năm hoạt động nghề nuôi cá lồng bè, kỳ vọng mang dấu (+). Kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm từ những vụ nuôi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, càng trải qua nhiều vụ ni thì người dân sẽ càng hiểu rõ được đối tượng ni của mình. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho người ni nắm bắt kịp thời và xử lý một cách có hiệu quả trong vụ ni, biết được mùa vụ thích hợp, thời điểm thả giống, cách cho ăn và quản lý chăm sóc lồng ni,…

- Tập huấn (TAPHUAN): là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ nuôi được tập huấn và nhận giá trị 0 cho trường hợp ngược lại. Vấn đề tập huấn kỹ thuật ni có vai trị rất quan trọng vì ni cá lồng bè mới là phương pháp mới cần áp dụng khoa học kỹ thuật để thực hiện vụ nuôi nhằm đạt hiệu quả cao. Việc hiểu được tầm quan trọng khi thả nuôi đúng thời vụ, xây dựng lồng bè, chọn con giống, cho ăn hợp lý... đều là những bước quyết định đến kết quả sản xuất sau cùng. Do vậy, nghiên cứu kỳ vọng rằng những hộ được tập huấn kỹ thuật sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả nghề nuôi.

- Rủi ro (RUIRO): Là biến dummy, thể hiện thiệt hại từ q trình ni, nhận giá trị 0 nếu hộ không gặp thiệt hại, nhận giá trị 1 nếu hộ gặp phải rủi ro. Trong nghiên cứu, kỳ vọng của biến này ảnh hưởng xấu (-) đến năng suất ni của hộ.

- Tín dụng (TDUNG): là biến dummy, thể hiện khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, nhận giá trị 1 nếu hộ tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng chính thức, giá trị 0 cho các trường hợp khác. Trong nghiên cứu, kỳ vọng của biến số này mang dấu (+).

- Đối tượng nuôi (CABOP): là biếm dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ nuôi cá bớp, và giá trị 0 nếu hộ nuôi những đối tượng khác. Trong các hộ nuôi cá lồng bè trên vùng biển Nam Du, cá bớp là đối tượng ni chủ yếu. Có rất ít những hộ ni cá mú hoặc nuôi kết hợp cả hai đối tượng này. Do vậy, nghiên cứu giả định rằng những hộ ni cá bớp có năng suất ni cao hơn so với nuôi cá mú.

- ε : là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể Thực hiện logarit hai vế của phương trình (1) thu được:

LnW = LnA + α1lnMATDO + α2lnTHGIAN + α3lnTHUCAN + α4lnVDAUTU +

α5lnLDONG + α6lnTILSO + α7lnKCAH + α8lnKNGHIE + α9TAPHUAN + α10RUIRO

+ α11TDUNG + α12CABOP.

2.3.2. Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thí điểm để xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với thời gian thực hiện và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bảng câu hỏi sẽ tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.

Xuất phát từ mục tiêu của đề tài mà bảng câu hỏi được thiết kế với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Phần thứ 1: những câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội của hộ ni: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa phương. Phần này cung cấp những thông tin quan trọng phản ánh một cách tổng quan các đặc điểm của hộ nuôi để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

- Phần thứ 2: là những câu hỏi về các thông tin thiết kế và kỹ thuật của cơ sở ni, các hoạt động ni đầu tư như: chi phí lồng bè, con giống, thức ăn, số lần cho ăn,

chi phí thức ăn,… nội dung của phần này là cung cấp những thơng tin về chi phí của hộ ni đối với từng đối tượng ni. Đây cũng chính là cơ sở để tìm ra yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè.

Phần thứ 3: Trong phần này những câu hỏi sẽ tập trung mơ tả về kết quả sản xuất kinh doanh. Trong tình hình mới, những hộ ni cá lồng bè ở quần đảo Nam Du phải làm gì để có thể ổn định và phát triển nghề nuôi cá lồng bè theo hướng lâu dài.

2.3.3. Mẫu nghiên cứu

2.3.3.1. Qui mô mẫu nghiên cứu

Trong phân tích thống kê kích thước mẫu cần thu thập phải đủ lớn để đạt được mục tiêu của đề tài và cần phải đạt được độ tin cậy nhất định. Qui mơ mẫu bao nhiêu được gọi đủ lớn cịn tùy thuộc vào tổng thể nghiên cứu. Mặt khác, qui mơ mẫu cịn phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng. Trong phân tích hồi qui, số mẫu tối thiểu cho một tham số ước lượng bằng 5K + 50. Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng OLS với 12 biến, do vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 120 mẫu. Tuy nhiên để nâng cao độ tin cậy trong kết quả nghiên cứu, tác giả đã thu thập 150 mẫu từ 200 hộ nuôi cá lồng bè trên vùng biển Nam Du, Kiên Giang.

2.3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu là quá trình chọn lựa một bộ phận tương đối nhỏ từ một tổng thể, với tư cách là đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Chọn mẫu nghiên cứu là phương pháp ưu việt hơn phương pháp điều tra tổng thể. Tuy nhiên, không phải mọi mẫu nghiên cứu đều thực sự hoàn hảo cho tổng thể nghiên cứu, nếu mẫu được chọn không theo đúng yêu cầu.

Việc chọn mẫu được tiến hành điều tra các đối tượng mang tính đại diện cho tổng thể. Sau khi có thơng tin thu được từ mẫu nghiên cứu sẽ suy rộng cho các đặc tính của tổng thể nghiên cứu. Cụ thể, mẫu nghiên cứu trong đề tài mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

2.3.4. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu

2.3.4.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được tham khảo từ các báo cáo hàng năm của ngành nông nghiệp và niên giám thống kê của Việt Nam và của các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông

Cửu Long (ĐBSCL), các nghiên cứu trước đây có liên quan tới chủ đề và địa bàn nghiên cứu. Các nguồn thông tin này được thu thập từ: Bộ Nông nghiệp - PTNT, Tổng cục thống kê, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Kiên Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, Sở Nông nghiệp – PTNT Kiên Giang, Cục thống kê Kiên Giang, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Kiên Giang, Chi Cục Khai thác và BVNLTS Kiên Giang, Phịng Nơng Nghiệp và PTNT huyện Kiên Hải.

2.3.4.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp từ các hộ nuôi cá lồng bè ở vùng biển Nam Du tỉnh Kiên Giang nhằm thu thập những thôn tin về thực trạng nuôi cá lồng bè tại khu vực này. Các thông tin chủ yếu cần thu nhập như: con giống, qui mơ lồng ni, chi phí cho hoạt động ni, doanh thu từ việc tiêu thụ cá lồng bè, v.v…

2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Các thơng tin thu thập được cần được kiểm tra và chỉnh lý nhờ q trình đọc sốt lại để tránh sai sót, mâu thuẫn. Sau đó tất cả các thơng tin thu thập được mã hóa và nhập dữ liệu vào máy tính. Các phần mềm thống kê được sử dụng để mô tả hoặc phân tích, kiểm định giả thiết đối với các biến số cần nghiên cứu.

Hai cơng cụ chính để tóm tắt và trình bày các kết quả nghiên cứu là việc xây dựng các bảng biểu thống kê và phân tích hồi qui.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô.

Sau giai đoạn làm sạch dữ liệu căn bản, chuyển số liệu sang phần mềm SPSS 16.0 để lọc dữ liệu giai đoạn hai và tạo các bảng số liệu thống kê đồng thời thực hiện các kiểm định, phân tích mơ tả. Phần mềm này tiếp tục được sử dụng để phân tích mơ hình nghiên cứu.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Để đánh giá tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định được một số yếu tố có tác động lên hiệu quả nghề nuôi cá lồng biển của các hộ ni. Nghiên cứu định lượng nhằm lượng hóa các yếu tác động đến hiệu quả nghề nuôi. Đồng thời, nghiên cứu định lượng cũng xem xét mức độ tác động của từng yếu tố đó lên hiệu quả nghề ni cá lồng biển ở vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Mơ hình nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để ước lượng các yếu tố tác động đến năng suất các hộ

Một phần của tài liệu YẾU tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI cá LỒNG bè TRÊN VÙNG BIỂN đảo NAM DU HUYỆN KIÊN hải, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w