Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu thống kê về chi phí của hộ nuôi Bảng 3.13. Cơ cấu chi phí của hộ nuôi

Một phần của tài liệu YẾU tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI cá LỒNG bè TRÊN VÙNG BIỂN đảo NAM DU HUYỆN KIÊN hải, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 61 - 115)

vực 2 và 3. Ngành du lịch đã và đang được quan tâm đầu tư và khai thác, thu hút nhiều khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Từ đó, nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu ẩm thực cho du khách ngày càng tăng, thúc đẩy hoạt động NTTS phát triển, nhất là những loài thủy đặc sản mặn lợ như cá bớp, cá mú, …

Bên cạnh lao động phổ thông thực hiện những công việc đơn giản, để đạt hiệu quả kinh tế cao, NTTS cũng cần lao động có chuyên môn, kỹ thuật. Huyện Kiên Hải có một nguồn lao động dồi dào để đáp ứng, với tỉ lệ lao động qua đào tạo đang được nâng cao dần, năm 2010 đạt 19%.

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện. Điều kiện đi lại, giao lưu tốt sẽ giúp cho các hoạt động dịch vụ NTTS như cung ứng giống, thức ăn, thuốc và vận chuyển sau thu hoạch dễ dàng hơn, đảm bảo được chất lượng con giống, sản phẩm thủy sản.

-Khó khăn

Do địa hình phần lớn là các đảo độc lập, giao thông đi lại cách trở, chủ yếu bằng đường biển, vào mùa mưa thường có dông hay gió bão… là trở lực lớn cho giao thông vận tải nối các đảo với đất liền.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp, đầu tư công các năm qua còn ít, cơ sở vật chất còn khá khiêm tốn nên chưa khai thác, phát huy tốt tiềm năng thế mạnh của huyện.

Nước sạch, hầu hết các đảo thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, nước ngọt chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của nhân dân trên các đảo.

Tình hình ô nhiễm trên các đảo khá phổ biến, do chưa có khu xử lý rác tập trung, người dân tự tiêu hủy hoặc thải trực tiếp xuống biển gây nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của con người và môi trường sống của các loài thủy hải sản. Do đó, phải quan tâm cân nhắc việc quy hoạch và tổ chức sản xuất, nuôi trồng hợp lí, tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và những ngành kinh tế khác.

Trình độ dân trí còn thấp so với một số vùng trong tỉnh do điều kiện đi lại học hành của các xã đảo gặp rất nhiều khó khăn.

Do địa bàn nằm rãi rác trên vùng biển rộng lớn, dân di cư tự do khá phổ biến, tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng chậm và không rõ nét, công nghiệp và thương mại - dịch vụ chưa phát triển mạnh, chưa nâng cao được giá trị kinh tế của sản phẩm. Do đó, giá bán thủy sản của người nuôi chưa cao, đời sống người dân chưa được nâng cao nhiều. Bên cạnh đó, giá thức ăn thủy sản ngày càng tăng, lợi nhuận giảm. Nếu mùa vụ có rủi ro thì rất nhiều người nuôi không có vốn để tái sản xuất.

Nhìn chung, thế mạnh NTTS ở huyện Kiên Hải là nuôi cá lồng bè. Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động nuôi cá lồng bè tại khu vực này đều rất cần vốn đầu tư cao để mua lồng bè, con giống, thức ăn. Trong khi đó, nguồn vốn tích lũy trong dân ít nên người nuôi thường phải vay thêm vốn ngân hàng hoặc của các tư thương. Tuy nhiên vốn vay ngân hàng còn hạn chế và thời gian cho vay chưa phù hợp vì ngân hàng chỉ giải ngân theo định kỳ, không đúng thời vụ mua con giống, nên phần lớn người nuôi phải vay bên ngoài với lãi suất cao hoặc vay không tính lãi nhưng phải bán sản phẩm cho tư thương với giá thấp hơn giá thị trường.

-Thách thức

Xuất phát điểm về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, thu hút đầu tư còn hạn chế, đòi hỏi huyện phải đầy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề các ngành nghề lĩnh vực phát triển.

Suất đầu tư ở hải đảo cao hơn so với đất liền sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Địa bàn chia cắt, một số đảo chưa có dân cư, quản lý đảm bảo an ninh trật tự là những thách thức cản trở lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

3.2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN KIÊN GIANG VÀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VÙNG BIỂN NAM DU

3.2.1. Đặc điểm ngành Thuỷ sản Kiên Giang

Trong những năm qua, ngành thủy sản đã khẳng định được vị trí là ngành mũi nhọn trong phát triển mạnh của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thời kỳ 2001- 2005 đạt 18,84%/năm. So với kế hoạch của tỉnh thì kết quả thực hiện đã vượt xa mục tiêu đặt ra là 8,42%. Thời kỳ 2006-2010 tăng trưởng bình quân của ngành đạt

11,1%/năm. So với kế hoạch của địa phương thì tăng trưởng của giai đoạn này đã vượt 4% (mục tiêu 7,03%). Như vậy, bình quân thời kỳ 2001-2010 tốc độ tăng trưởng của

ngành thủy sản Kiên Giang đạt 14,9%/năm. Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao đột biến, bình quân trong 10 năm 2001-2010 tăng trưởng khu vực này đạt

32,5%/năm. Bên cạnh đó, ngành khai thác lại có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, đạt 7,4%/năm (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, 2011).

Xét trên giá trị sản xuất thì giá trị tuyệt đối của ngành thủy sản tăng từ 1.292 tỷ đồng năm 2000 lên 3.062 tỷ đồng năm 2005 và 5.175 tỷ đồng trong năm 2010. Kết quả đạt được cao về nuôi trồng thủy sản trong gần 10 năm qua là do việc mở rộng diện tích vùng ven biển để nuôi thủy sản đem lại hiệu quả cao, đồng thời ngành khai thác thủy sản cũng có nhiều cải tiến về phương tiện và kỹ thuật đánh bắt.

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2000 - 2010

ĐVT: Tỷ đồng, %

Nguồn: Sở NN-PTNT Kiên Giang (2010)

3.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản và định hướng phát triển ở Kiên Giang

Kiên Giang có diện tích đất tự nhiên với điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm: vùng sinh thái phèn ngập lũ, vùng sinh thái ngọt, vùng sinh thái nước lợ, vùng sinh thái mặn, vùng sinh thái đồi núi, biển đảo cho phép phát triển nền sản xuất đa canh.

Có thể thấy rằng, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại Kiên Giang trong những năm qua có nhiều bước tiến vượt bậc. Nuôi trồng thủy sản ở Kiên Giang đã thực sự trở thành một ngành mũi nhọn, có sức đột phá lớn cho phát triển tỉnh Kiên Giang, nhờ tiềm năng rất lớn; cùng với những chủ trương đúng, phù hợp với tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã được thực hiện trong thời gian qua.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh trong thời gian qua, từ 90.900 ha năm 2005 đã được mở rộng lên 107.523 ha năm 2008 và đến năm 2010 đạt 118.891 ha. Sản phẩm chính trong nuôi trồng thủy sản bao gồm: nuôi tôm, nuôi cá. Trong đó,

Năm 2000

2005 2010

nuôi tôm chiếm khoảng 67,9% về diện tích và chiếm khoảng 32,2% về sản lượng. Nuôi cá chiếm khoảng 27,2% về diện tích và chiếm khoảng 43,5% về sản lượng. Các loại khác chiếm khoảng 4,9% về diện tích và khoảng 24,3% về sản lượng.

Giá trị sản xuất từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đạt từ 187 tỷ đồng năm 2000, sau 5 năm đã tăng lên 1.602 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 2.804 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 của ngành nuôi trồng thuỷ sản đạt

53,7%/năm, và thời kỳ 2006-2010 là 11,8%/năm.

Bảng 3.5. Phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2010

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang (2006, 2010)

Hiệu quả từ nuôi thủy sản trong những năm qua đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, nuôi trồng thủy sản cũng tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào lên đến trên trăm ngàn tấn mỗi năm, có giá trị cao phục vụ cho ngành chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa và luôn giữ vị trí cao trong ngành thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, 2010).

Năm 2010, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, năm 2011 sẽ có 6.430 ha nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 15.000 m² nuôi ốc hương và 1.200 lồng bè cá; năm 2015 có 10.250 ha nhuyễn thể

Năm ĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2010 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

hai mảnh vỏ, 2.200 lồng bè cá và 30.000 m² nuôi ốc hương; năm 2020, tổng diện tích nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ là 11.200 ha, 3.000 lồng bè cá và 40.000 m² nuôi ốc hương. Tỉnh đã định hướng 3 vùng nuôi chính gồm: U Minh Thượng (An Biên, An Minh); Tứ giác Long Xuyên (Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên); vùng hải đảo (Kiên Hải, Phú Quốc); tập trung đầu tư nuôi cá lồng bè trên biển với những đối tượng như cá mú, cá bớp, cá cam, cá hường bạc, tôm hùm,… ở khu vực, quần đảo Bà Lụa (Kiên Lương), xã đảo Tiên Hải và quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên), quần đảo Nam Du (Kiên Hải), đảo Phú Quốc. Vùng nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ với các loài hến biển, sò huyết, vẹm xanh…ở khu vực ven biển các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên; nuôi ốc hương, ngọc trai ven đảo huyện Phú Quốc. Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo này khoảng 13 tỷ đồng, trong đó Nhà nước 30%, vốn vay 40% và vốn của dân 30%.

Việc quy hoạch đầu tư phát triển NTTS ven biển, ven đảo ở tỉnh Kiên Giang nhằm khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, diện tích mặt nước ven biển, ven đảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2011 tổng sản lượng NTTS theo loại hình này đạt hơn 34.000 tấn, giá trị kinh tế 754 tỷ đồng; phấn đấu năm 2015, sản lượng trên 72.300 tấn, giá trị kinh tế 2.555 tỷ đồng và năm 2020 hơn 87.000 tấn, giá trị kinh tế trên 3.718 tỷ đồng. Phát triển NTTS ven biển, ven đảo sẽ giảm áp lực cho nghề khai thác xâm hại nguồn lợi thủy sản ven bờ, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho cư dân vùng ven biển (Sở NN-PTNT Kiên Giang, 2010).

3.2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Quần đảo Nam Du bao gồm có 21 đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó, có 2 xã đảo gồm xã Nam Du và xã An Sơn. Vùng biển quần đảo Nam Du thường có chế độ gió mùa Đông – Bắc và Tây Nam; có biển ven bờ nông nên có độ cao của sóng ngoài khơi chỉ đạt trung bình 1-2 m; có chế độ nhật triều với biên độ triều dao động từ 0,8-1m; độ mặn của nước biển quanh năm ổn định từ 31-33‰. Nhìn chung, vùng biển Quần Đảo Nam Du có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế liên quan đến biển, đặc biệt là khai thác và nuôi trồng hải sản.

Trong nuôi trồng hải sản, nghề nuôi cá lồng biển ở Nam Du hình thành từ năm 2002 với chỉ 3 lồng, trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2007 đến nay mô hình này đang được phát triển nhanh ở các đảo. Đây là loại hình kinh tế còn mới mẻ so với các tỉnh miền trung, tuy nhiên mô hình nuôi này bước đầu đã khẳng định đây là nguồn lợi kinh tế to lớn và dự đoán sẽ là ngành kinh tế chủ lực trong thời gian tới. Đến nay, toàn xã đảo Nam Du đã có 212 hộ tham gia nuôi 587 lồng bè với tổng sản lượng trên 300 tấn cá, chủ yếu là cá bớp (khoảng 70%) và cá mú (30% sản lượng) về sản lượng cá nuôi của toàn Huyện Kiên Hải và cả Tỉnh Kiên Giang (Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang, 2011).

Những năm đầu phát triển, đối tượng nuôi chính là cá Mú được khai thác tại chỗ quanh các đảo. Hiệu quả mang lại rất cao. Nhưng bước sang năm 2005, khi ngư dân bắt đầu phát triển mạnh, làm cho nguồn con giống bị sụt giảm nghiêm trọng, không thể đáp ứng nhu cầu phát triển với qui mô lớn hơn. Vì vậy, ngư dân chuyển sang nuôi cá Bớp, được khai thác ngoài khơi, con giống rất khỏe, ít hao hụt, dễ chăm sóc. Có thể nói rằng, cá Bớp là đối tượng chính của ngư dân từ năm 2006 đến nay.

3.2.3.1. Năng lực nghề nuôi cá lồng biển của địa phương

Với hình thức NTTS chính là nuôi cá lồng bè trên biển. Năm 2005, số lồng bè trên biển của huyện đạt 37 chiếc với sản lượng đạt được là 13 tấn cá. Đến năm 2011 số lượng lồng bè là 587 chiếc với sản lượng đạt 328,77 tấn, tăng hơn 1,5 lần với 2010 và hơn 15,8 lần so với năm 2005. Hiện nay mô hình nuôi cá lồng bè ở Kiên Hải phát triển mạnh trên 4 xã: Nam Du, An Sơn, Lại Sơn và Hòn Tre với khoảng 212 hộ nuôi.

Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu về hiện trạng nghề nuôi cá lồng trên biển giai đoạn 2002 - 2011

Nguồn: Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang (2011)Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2010 2011 Số hộ nuôi (hộ)

Nhìn chung, nghề nuôi cá biển của địa phương có tốc độ phát triển khá nhanh, về số lượng cũng như sản lượng thu hoạch đều tăng theo từng năm, phù hợp với xu thế chung của tỉnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh Kiên Giang, đã xác định phát triển nuôi cá lồng biển là hướng đi rất quan trọng trong thời gian tới. Kế hoạch đến năm 2015 số lồng nuôi sẽ tăng hơn 1.500 lồng với sản lượng 2.000 tấn.

3.2.3.2. Đánh giá chung

Thứ nhất, ngành khai thác thủy sản của Kiên Giang đã tập trung cải tạo thiết bị, nâng cấp phương tiện, phục vụ đánh bắt xa bờ; tổ chức quản lý tốt từ khâu khai thác, bảo quản, chế biến có hiệu quả cao đã thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ hai, ngành nuôi trồng thủy sản cũng đạt được những kết quả vượt bậc, hình thành được những vùng nuôi trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tiềm năng của tỉnh. Đồng thời, ngành thủy sản cũng đã xác định được những sản phẩm chủ lực, như: nuôi tôm, nuôi cá…để đầu tư có trọng điểm về cơ sở vật chất, giống, kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ngành thủy sản cũng đã áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và thay đổi cơ cấu mùa vụ, thực hiện luân canh, xen canh giữa nuôi trồng thủy sản với các loại hình sản xuất khác, tạo ra những mô hình phát triển mới, phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương.

Thứ ba, vốn đầu tư vào phát triển các ngành thuỷ sản còn hạn chế. Do vậy, chưa phát huy cao về tiềm năng, lợi thế của địa phương về ngành sản xuất này.

Thứ tư, sản phẩm thuỷ sản còn bị chi phối bởi thị trường rất lớn. Năng lực cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản ở Kiên Giang còn hạn chế về chất lượng, quy trình sản xuất còn lạc hậu, chi phí đầu vào còn cao và quản lý chất lượng hàng hóa còn chưa tiên tiến đã làm cho giá thành sản phẩm cao.

Thứ năm, sản xuất thuỷ sản phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Vì vậy, khó có thể chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai…có tác động trực tiếp và gián tiếp đến năng suất, chất lượng của sản phẩm thuỷ sản nói chung.

Thứ sáu, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất thuỷ sản còn chưa đồng bộ trong điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, ngư dân còn thiếu thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật và thị trường quốc tế; thiếu hiểu biết về quan hệ thương mại trong thời kỳ

toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập. Vai trò của các hiệp hội hỗ trợ nông dân về các dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế…

3.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI

Một phần của tài liệu YẾU tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI cá LỒNG bè TRÊN VÙNG BIỂN đảo NAM DU HUYỆN KIÊN hải, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 61 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w